Một báo cáo từ Viện Y Khoa- Institute of Medicine tìm thấy được bằng chứng nhận định rằng, việc tiếp xúc với chất độc màu da cam và các thuốc diệt cỏ khác được dùng trong chiến tranh Việt Nam có thể liên quan đến khả năng gia tăng các vấn đề về tim và bệnh Parkinson's đối với những cựu chiến binh Việt Nam.
Nghiên cứu được bảo trợ bởi Bộ Cựu Chiến Binh đã chỉ ra rằng, đã có một mối liên quan rất lớn giữa các chất hóa học được sử dụng và những nguy cơ về sức khỏe với những cựu chiến binh Việt Nam, hơn cả những gì người ta nghĩ trước đây.
Chất độc màu da cam lấy tên từ những thùng viền sọc màu cam được chuyển đến.
Trong suốt thời gian chiến tranh Việt Nam từ 1962-1971, quân đội Hoa Kỳ đã phun 20 triệu galông chất làm rụng lá ở Miền Nam Việt Nam trong chương trình làm rụng lá của họ.
Mục tiêu là làm mỏng đi tán lá rừng nhiệt đới rậm rạp để mà lực lương cộng sản không thể tìm ra nơi để trú ẩn, trong khi tiêu diệt cây trồng mà họ cần để sống sót.
Nó cũng được dùng để san bằng những khu vực nhạy cảm xung quanh vành đai quân đội Hoa Kỳ và để đưa dân thường vào những khu vực kiểm soát được.
Theo Bộ Ngoại Giao Việt Nam, 4,8 triệu người Việt Nam đã bị nhiễm chất độc màu da cam, làm cho 400.000 người chết và bị tàn tật, và 500.000 trẻ em sinh ra bị khuyết tật.
Từ đó, các bình đoàn của Hoa Kỳ cùng bắt đầu đưa ra những vấn đề về sức khỏe khi các nhà nghiên cứu cố gắng đánh giá thiệt hại gây ra do những chất hóa học đó.
Viện Y Khoa trực thuộc Viện Hàm Lâm Khoa Học Quốc Gia- National Academy of Sciences, đã được Cơ Quan Lập Pháp Hoa Kỳ yêu cầu thực hiện một đợt kiểm tra hai năm một lần về những ảnh hưởng của việc tiếp xúc với chất độc da cam.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra lại những nghiên cứu trước đây nhận định rằng có mối liên quan giữa mức độ tiếp xúc càng cao và ảnh hưởng về bệnh tật càng to lớn, để thấy được liệu thật sự có khả năng những cựu chiến binh Việt Nam có bị bệnh tim thiếu máu cục bộ tăng lên không.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một bệnh là do sự cung cấp máu đến tim giảm xuống, có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Đó là nguyên nhân hàng đầu gây ra chết người ở những người trong các nước công nghiệp hóa. Các yếu tố góp phần vào gồm có sự tích tụ cholesterol trong động mạch, tuổi tác, hút thuốc, huyết áp cao, và bệnh đái đường.
Các tác giả bài báo cáo đã xem lại một vài nghiên cứu về sự tiếp xúc với những chất hóa học nguy hiểm và bệnh tim, và nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc nhiều có mối tương quan với khả năng bị bệnh rất lớn.
Trong 16 nghiên cứu cho thấy dường như có một mối liên hệ giữa các chất diệt cỏ và bệnh tim cũng như bệnh Parkinson’s, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về bệnh Parkinson’s ở những cựu chiến binh Việt Nam để có một kết luận có giá trị.
(Theo Thurose (theo redorbit) // Sở KHCN Đồng Nai )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com