Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chất hóa học có trong rau quả - Hi vọng mới cho bệnh nhân mất trí nhớ

Theo báo cáo của một chuyên gia về chứng mất trí nhớ tại một hội nghị gần đây, một nhóm hóa chất tìm thấy trong nhiều loại rau củ, cũng như trong trà, cacao và vang đỏ có thể giúp bảo vệ não khỏi bệnh bệnh Alzheimer.

 

Phát biểu tại Hội nghị mùa hè của Hiệp hội Dược lý Anh Quốc tại Edinburgh khẳng định, ngày càng có nhiều bằng chứng rằng một số loại flavonoid – các hóa chất có trong rau quả hay thức ăn có nguồn gốc thực vật – có thể mang lại lợi ích trị bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer.

“Đến nay đã có một số nghiên cứu về đại dịch học thú vị cho rằng ăn nhiều rau quả giàu chất flavonoid, nước ép trái cây, uống vang đỏ có thể giúp trì hoãn sức tấn công của căn bệnh này,” Tiến sỹ Williams, một nhà sinh hóa làm việc tại Kings College London nói. “Các báo cáo đó dù không có sức thuyết phục như các thử nghiểm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên nhưng đã  thu hút rất nhiều nhóm nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu của chúng tôi để tìm hiểu chi tiết về đặc tính sinh học của flavoniod.”

Tiến sỹ Williams cho rằng thiếu những nghiên cứu đầy đủ và các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng đồng nghĩa với việc lĩnh  vực nghiên cứu này sẽ thiếu tính tin cậy khoa học, chẳng giúp ích được gì vì các tuyên bố trước đây đã quả quyết flavonoid không thể tiếp cận đến não bộ hoặc bị cơ thể phân huỷ quá nhanh trước khi mang lại được bất kỳ lợi ích cho não.

Những người theo chủ nghĩa hoài nghi cũng khăng khăng điều này vì flavonoid được biết đến là một chất ô-xi hóa và chưa có thử nghiệm lâm sàng nào với các chất ô-xi hóa khác như vitamin E, và cũng không được ghi nhận bất kì lợi ích nào trong hạn chế các triệu chứng bệnh cũng như sự tiến triển của bệnh mất trí nhớ.

Tuy nhiên, một quan niệm mới đã xuất hiện cho rằng flavonoid không đơn giản đóng vai trò của một chất ô-xi hóa mà nó có tác động sinh học thông qua các cơ chế khác. Một ít các nghiên cứu gần đây tiến hành đối với bệnh nhân Alzhiemer đã phát hiện ra rằng dung nạp flavonoid từ trà xanh hay flavonoid từ nho giúp giảm các bệnh tật của não bộ và trong một số trường hợp có thể giúp cải thiện nhận thức.

Tiến sỹ Williams và các đồng nghiệp đã tập trung nghiên cứu cấp độ tế bào của mình vào một loại flavonoid có tên epicatechin, một chất có nhiều trong các loại thực phẩm bao gồm cả cacao.

“Chúng tôi phát hiện ra rằng epicatechin bảo vệ tế bào não không bị tổn hại nhưng thông qua một cơ chế không liên quan gì đến hoạt hóa chất ô-xi hóa và kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cũng chứng tỏ chất này có thể giảm một số triệu chứng bệnh Alzheimer.”

“Thật thú vị vì epicatechin và các sản phẩm phân hủy của nó có thể đo được trong máu người nhiều giờ sau khi tiêu hóa thức ăn và nó là một trong số tương đối ít loại flavonoid có thể tiếp cận não bộ, và như vậy nó có tiềm năng ảnh hưởng đến bộ máy sinh học con người.”

Bệnh Alzheimer là chứng rối loạn gây hại tăng dần ảnh hưởng từ 15 đến 20 triệu dân toàn thế giới. Trong 4 thập kỷ qua, nhiều nỗ lực nghiên cứu đã chỉ ra rằng não của bệnh nhân Alzheimer có những quá trình cấp tế bào bất thường dẫn đến chứng thoái hóa thần kinh và mất trí nhớ. Hiểu được các quá trình này ở cấp độ phân tử có thể giúp phát triển các tác nhân dược lý để kìm hãm lại các quá trình này và có thể mang lại liệu pháp chữa trị bệnh Alzheimer hiệu quả.

Tác nhân trung tâm gây bệnh là chuỗi pep-tit beta-amyloid (đa tinh bột) độc – một chất được sản sinh trong não nhưng đối với bệnh này nó kế tủa thành mảng tinh bột. Tiến sỹ Williams cũng chỉ ra rằng các loại flavonoid có thể bảo vệ não bộ khỏi các tác dụng gây độc của beta-amyloid.

Ông cho biết thêm: “Mặc dù kết quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ quan điểm rằng dung nạp theo chế độ kiêng các thức ăn hay chất bổ sung giàu flavonoid có thể tác động lên sự tiến triển của bệnh mất trí nhớ, nhưng rõ ràng là chưa đủ cơ sở để đưa ra bất cứ lời khuyên về dinh dưỡng nào tại thời điểm này.”

“Vấn đề thách thức hiện nay là xác định đơn hay phức hợp flavonoid có thể mang lại ảnh hưởng tích cực nhất và xác định các cơ chế và khối lượng tối ưu đòi hỏi là bao nhiêu trước khi bắt tay vào thử nghiệm lâm sàng để điều trị triệt để bệnh mất trí nhớ.”

Hội nghị mùa hè của Hiệp hội Dược lý Anh Quốc cũng nhấn mạnh công trình nghiên cứu của 3 nhà khoa học khác nghiên cứu về các khía cạnh khác của bệnh Alzheimer. Họ sẽ trình bày kết quả nghiên cứu mới nhất của mình chuyên sâu về cơ chế gây bệnh mà có thể giúp làm cơ sở cho việc phát triển dược liệu có tiềm năng trở thành liệu pháp mới, điều trị hiệu quả bệnh Alzheimer.

Tiến sỹ Tiziana Borsello từ viện nghiên cứu dược lý Mario Negri, ở Milan, Ý sẽ đưa ra các dữ liệu chỉ ra rằng tế bào chết trong bệnh Alzheimer và các trạng thái suy thoái thần kinh khác liên đới đến hoạt hóa của một loại vitamin có tên JNK. Qua nhiều năm, bà và nhóm nghiên cứu của mình đã phát triển một chất ức chế thẩm thấu tế bào mạnh và cụ thể của JNK (D-JNKI1). Trong bài phát biểu của mình, bà Borsello sẽ chứng tỏ D-JNKI1 có thể giảm sự sản sinh beta-amyloid (đa tinh bột) và mảng tinh bột, và cải thiện trí nhớ của chuột thí nghiệm. Nghiên cứu thú vị này mở ra hi vọng mới trong cuộc chiến với bệnh Alzheimer.

Giáo sư Michael Rowan từ đại học College Dublin Ai-len đưa ra dữ liệu chứng tỏ beta-amyloid có ảnh hưởng trực tiếp lên các quá trình sinh lý học liên quan đến việc hình thành trí nhớ. Nghiên cứu của ông đã xác định các tác nhân trị bệnh nhằm vào hệ miễn dịch trong não và có thể ngăn chặn tác động bất lợi do beta-amyloid gây ra. Kết quả này cho rằng các tác nhân tiêu diệt tác nhân miễn dịch có thể giúp cải thiện chức năng nhận thức của bệnh nhân Alzheimer.

Tiến sỹ Warren Hirst, từ cửa hàng dược Wyeth, Princeton, Hoa Kỳ cũng đã vạch sơ lược 2 liệu pháp chữa trị tiềm năng cho bệnh này. Đầu tiên là phát hiện và phát triển chất ức chế phân tử nhỏ thẩm thấu não, hiệu nghiệm và có lựa chọn. Các phân tử này có tiềm năng ngăn chặn sự tích lũy beta-amyloid trong não. Phương pháp thứ 2 là về xử lý thiếu hụt nhận thức liên quan đến bệnh mà các liệu pháp hiện có chỉ chữa trị được 1 phần.

Cơ quan thụ cảm truyền thần kinh trong não đóng một vai trò quan trọng trong các quá trình nhận thức và bằng chứng mới cho rằng chặn một loại thụ cảm cụ thể 5-HT1A có thể cải thiện khả năng học và nhớ của chuột. Những phân tử này hay các phân tử tương tự có thể cải thiện chức năng nhận thức cho bệnh nhân Alzheimer.

Tóm lại, điểm nhấn của hội nghị chuyên đề tập trung vào cách thức mà các nghiên cứu dược lý và phân tử, bao gồm công trình trên đây, đã giúp xác định và phát triển các tác nhân hứa hẹn trị hiệu quả căn bệnh tai hại này. Biến các kết quả nghiên cứu thành loại y dược tiềm năng để điều trị hiệu quả bệnh Alzheimer là cả một chặng đường dài nhưng vẫn nằm trong tầm với của chúng ta.

(Theo L.H (Theo PhysOrg) // Sở KHCN Đồng Nai )

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Cơn đau tệ hơn nếu đó là do chủ ý
  • Ăn ít 30% calorie = sống lâu hơn?
  • Bệnh nhân thường xuyên căng thẳng sẽ chịu những cơn đau không thể giải thích được về mặt y khoa
  • Mối liên quan giữa người cha chưa kết hôn với con cái được thắt chặt trong suốt thời gian mang thai
  • Có thể đoán biết khi nào đầu hói
  • Sự hiểu biết mang đến hạnh phúc
  • Nicotine... làm nguôi cơn giận
  • Ảnh hưởng của tia X trên thai nhi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị