Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chip điện tử giúp người khiếm thị có lại thị giác

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Các bác sỹ Đức đã có những bước tiến vượt bậc trong nhãn khoa khi tiến hành đưa chip điện tử ra đằng sau võng mạc nhằm giúp người khiếm thị có lại được thị giác.

Kết quả nghiên cứu mới trên vừa được công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Anh.

Các chuyên gia cho biết giải pháp này chỉ có hiệu quả đối với những bệnh nhân bị mất thị giác do có bệnh liên quan tới võng mạc. Tuy nhiên, tạp chí trên nhận định rằng, giải pháp này cho phép thay đổi hoàn toàn cuộc sống của khoảng 200.000 người khiếm thị trên thế giới bị mất thị lực do thoái hóa võng mạc.

Thiết bị điện tử mới này có tên là võng mạc nhân tạo, đã được lắp đặt cho ba bệnh nhân khiếm thị. Cả ba người này đã đều có thể nhận biết được hình dạng và đồ vật.

Một trong ba bệnh nhân này còn có thể di chuyển một mình trong phòng, tiến tới gần người khác, đọc được vị trí của kim đồng hồ treo tường, nhận biết được các chữ cái và thậm chí còn nhận biết được sự biến đổi các sắc thái đậm nhạt của màu xám.

Giải thích về cơ chế hoạt động của võng mạc nhân tạo, các nhà khoa học cho biết, võng mạc bao gồm bộ phận tiếp nhận hình ảnh, các tế báo hấp thụ ánh sáng, rồi chuyển tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện tử chuyển tới não bộ qua trung gian là dây thần kinh. Việc đặt chíp điện tử nêu trên là nhằm giúp thay thế các tế bào ít nhiều đã bị phá hủy do thoái hóa võng mạc.

Thông qua dây thần kinh thị giác, não bộ nhận được hình ảnh tương ứng 1.500 pixels. Tuy nhiên, bộ phận nhân tạo này không phát huy hiệu quả đối với những người khiếm thị do bẩm sinh, cũng như những người bị phá hủy hoàn toàn dây thần kinh thị giác hay võng mạc.

Được biết, võng mạc nhân tạo được công ty Retina Implant AG của Đức sản xuất./.
 
Đức Hùng/Geneva (Vietnam+)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Nhật sắp trình làng viên nang bảo quản rau quả
  • Thiếu hụt vitamin D khiến bệnh bạch cầu nặng hơn
  • Liệu pháp thể thực khuẩn: Thành tựu y học nổi tiếng của Liên Xô
  • Đột phá trong nghiên cứu vaccine phòng, chống HIV
  • Dụng cụ phẫu thuật thông minh
  • Phát hiện ra hai nhân tố gây ung thư tuyến vú
  • Mỹ nghiên cứu thiết bị kết nối não với máy móc
  • Lactate liên quan đến sự lão hóa của não người
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị