Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Có thể chống ung thư não bằng văcxin

Những người bị glioma, loại ung thư não nguy hiểm nhất, có thể được điều trị bằng một loại văcxin có nguồn gốc từ những protein lấy từ chính khối u của người bệnh.

Những người bị glioma chỉ sống được khoảng 6 tháng rưỡi kể từ khi khối u hình thành. Biện pháp thường sử dụng nhất hiện nay là cắt bỏ khối u. Với loại văcxin mới, dạng ung thư não nguy hiểm nhất có thể trở thành một căn bệnh mãn tính chứ không gây chết người.

Một nhóm chuyên gia tại Đại học California (Mỹ) tiến hành nghiên cứu trên 6 người tình nguyện. Họ đều bị glioma và có độ tuổi trung bình là 60. Các nhà nghiên cứu tiến hành cắt bỏ những khối u của các tình nguyện viên. Nhưng thay vì vứt bỏ, họ gửi chúng tới công ty công nghệ sinh học Antigenics tại Massachusetts.

Các chuyên gia của Antigenics đã tách một loại protein có tên "heat shock" ra khỏi tế bào ung thư. Đây là loại protein giúp tế bào chống lại nhiệt độ cao từ môi trường bên ngoài. Ở những tế bào ung thư, loại protein này còn mang theo peptide - phân tử gây khối u.

Cứ 2 tuần một lần, mỗi bệnh nhân được tiêm protein "heat shock" lấy từ chính khối u não của họ. Công việc được tiến hành từ tháng 1 năm nay.

Một người đã tử vong sau 5 tháng điều trị. Tuy nhiên, 5 người còn lại hiện vẫn còn sống. Tính ra, họ đã sống được hơn một năm kể từ ngày bị chẩn đoán là ung thư, lâu hơn thời gian trung bình tới 6 tháng. Thậm chí người ta còn không phát hiện thấy bất kỳ khối u nào ở một người trong số đó.

Andrew Parsa, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng chính vacxin chế tạo từ protein trong khối u đã giúp 5 người kia sống sót.

Ông cho rằng vacxin giúp các phân tử peptide gây ung thư tiếp xúc với tế bào trên toàn bộ cơ thể. Sau khi phát hiện thấy sự tiếp xúc này, hệ miễn dịch đã tấn công các tế bào ung thư trong não. Những mẫu máu lấy từ các bệnh nhân cho thấy, văcxin đã tạo ra những tế bào miễn dịch với ung thư.

"Kết quả thú vị ở chỗ nó chứng minh rằng chúng ta có thể khiến hệ miễn dịch phản ứng với các phân tử peptide gây ung thư, điều chưa từng xảy ra trước đây", Parsa phát biểu.

Ông cũng nói thêm rằng cách tiêm protein lấy từ tế bào ung thư cũng có tác dụng đối với ung thư thận và ung thư da.

 

(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Lần đầu tiên nuôi cấy thành công lá gan trong ống nghiệm
  • Hàn Quốc tìm ra cơ chế di căn của bệnh ung thư
  • Dùng bóng đèn cắt bỏ khối u
  • Đã phát hiện đột biến gen gây nên bệnh tâm thần
  • Tử vong đột ngột ở trẻ nhỏ có liên quan đến dị thường ở não
  • Thuốc lá khoá đường vào tử cung của phôi thai
  • Tiêu diệt tế bào ung thư bằng virus
  • Lấy tế bào gốc mà không cần phá huỷ phôi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị