Lần đầu tiên trên thế giới, các khoa học Anh đã nuôi cấy thành công lá gan nhân tạo từ các tế bào gốc, mở ra triển vọng mới trong khoa học giúp cung cấp các bộ phận cơ thể để cấy ghép cho người bệnh.
Kỹ thuật này đã tạo ra “lá gan nhỏ”, chỉ bằng kích thước đồng xu, sau đó nó sẽ được các nhà khoa học nuôi lớn để tạo ra một lá gan to bằng lá gan của con người và hoạt động bình thường.
Các nhà nghiên cứu Đại học Newcastle cho biết, các mô được tạo ra từ máu lấy từ dây nhau trẻ em sơ sinh chỉ vài phút sau khi các em bé này chào đời.
Các chuyên gia là TS Nico Forraz và GS Colin McGuckin đã thành lập một công ty có tên ConoStem để mang kết quả nghiên cứu của họ vào kinh doanh.
Tuy nhiên họ cho rằng còn mất cả chục năm nữa thì mới có thể dùng gan nhân tạo để cấy vào cơ thể người.
Gan nhân tạo được "chế tạo" nhờ một lò cấy dùng vi trọng lượng, dùng công nghệ của NASA.
Giới nghiên cứu cho biết thêm, lá gan nhỏ này có thể được dùng để thử nghiệm các loại thuốc mới trên lá gan nhân tạo thay vì thử trên người thật như lâu nay.
Sử dụng lá gan phòng thí nghiệm này cũng sẽ giảm số lượng các cuộc thử nghiệm trên thú vật.
Các nhà khoa học hy vọng trong vòng năm năm tới, các mô nhân tạo có thể dùng để chữa lành các lá gan bị thương tổn vì thương tích, bệnh hoạn, lạm dụng rượu và thuốc lá. Và chỉ trong 15 năm tới, các cuộc cấy ghép gan toàn diện có thể thực hiện bằng các lá gan trồng trong phòng thí nghiệm.
Sáng chế này được coi như một thành tựu lớn, và bởi vì cấy gan nhân tạo không cần phôi thai, nó cũng sẽ được ủng hộ của các tổ chức lo ngại về vấn đề đạo đức.
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com