Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điều trị cho trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV – dương tính ngay từ khi lọt lòng

Một cuộc nghiên cứu rộng khắp cho thấy trẻ sinh bị nhiễm HIV bẩm sinh cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Các nhà nghiên cứu ở Nam Phi phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV từ khi mới sinh cần được sử dụng các loại thuốc điều trị mạnh để chống lại virus càng sớm càng tốt. Trong một cuộc so sánh những chiến lược điều trị, đội nghiên cứu báo cáo rằng trẻ sơ sinh được điều trị bằng thuốc, thậm chí khi chúng chỉ mới được vài tuần tuổi, cho thấy khả năng sống sót cao hơn nhiều so với những trẻ em vài tháng tuổi được điều trị sau khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm HIV. Nghiên cứu được xuất bản vào ngày 20 tháng 11 trong Tạp Chí Y Học New England.

Edward Handelsman, bác sĩ nhi khoa tại Học viện Bệnh Dị Ứng và các Bệnh Truyền Nhiễm Quốc Gia ở Bethesda cho biết: “Tôi nghĩ nó là một cột mốc thử nghiệm” , “Đây là một nghiên cứu lớn đầu tiên, ngẫu nhiên hóa thử nghiệm lâm sàng một cách tuyệt đối, tích cực tăng cường lợi ích cho việc điều trị sớm. Và nó mở ra một lối đi  - như tôi được biết là một ủy thác – để bắt đầu cải tiến các phương pháp xác định [HIV-dương tính] ở trẻ sinh ngay từ rất sớm.” NIAID tài trợ một phần cho nghiên cứu.

Kết quả sơ bộ từ thử nghiệm này có hiệu lực đối với các nhà khoa học vào vào năm 2007. Các phát hiện sớm bây giờ được củng cố bởi dữ liệu cuối cùng, đã dẫn đến một thay đổi toàn diện trong các nguyên tắc chỉ đạo y học cho việc điều trị trẻ sơ sinh bị lây nhiễm từ người mẹ khi còn trong tử cung hoặc khi sinh. Các nguyên tắc chỉ đạo y học mới đã có kết quả trên toàn cầu trong suốt một năm qua. Họ cho thử nghiệm virus trong vòng 3 tuần sau khi sanh và điều trị tức thời cho các trẻ sơ sinh có kết quả HIV dương tính bất chấp tổng số tế bào miễn dịch CD4 T hay các triệu chứng của các em. 

Trước kia, những đứa trẻ nhiễm HIV dương tính chỉ được điều trị một cách thông thường khi tổng số tế bào miễn dịch CD4 T giảm một cách đột ngột hoặc khi những vấn đề y học rõ ràng nảy sinh. Nhưng tại thời điểm đó, tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh dần trở nên tồi tệ hơn.

“Nếu bạn bị virus nguy hiểm tấn công mạnh , thì hệ thống miễn dịch non nớt không chỉ mất đi các tế bào CD4 T – mà các tế bào miễn dịch khác còn bị suy yếu” đồng tác giả, bác sĩ nhi khoa tại Đại học Witwatersrand ở Johannesburg Avy Violari cho biết. Đợt tấn công này làm suy yếu khả năng chống lại các nhiễm khuẩn khác. HIV ở trẻ sơ sinh, “ là trường hợp xấu nhất,” cô nói.

Mặc dù vậy, câu hỏi về thời gian bắt đầu điều trị cho một đứa bé sinh ra có HIV dương tính còn gặp nhiều khó khăn trong tranh luận, Peter Havens, một bác sĩ nhi khoa tại Đại học Y ở Wisconsin, Milwaukee (Hoa Kỳ) cho biết thêm. Các nguyên tắc chỉ đạo trước kia đã đề nghị rằng các bác sĩ nên chờ đợi cho đến khi các triệu chứng xuất hiện rõ ràng bởi vì lo lắng là điều trị sớm có thể làm tăng sức kháng cự lại của virus đối với thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ cho trẻ sơ sinh.

“Nhưng nhiều người cảm thấy được điều đó, bởi vì sự tiến triển của HIV rất nhanh ở trẻ nhỏ,việc điều trị cho người nhiễm HIV dưới 1 tuổi sẽ cho kết quả tốt hơn”.  Havens nói. “ Nghiên cưú này chứng minh điều đó bằng tư liệu một cách rõ ràng.”

Để làm rõ giá trị của việc điều trị bằng thuốc ngay từ sớm, Violari và các bạn đồng nghiệp xác định 377 trẻ sơ sinh ở Cape Town và Soweto có kết quả HIV dương tính nhưng tổng số các tế bào miễn dịch CD4 T chưa bị phá vỡ. Đầu năm 2005, các nhà nghiên cứu bắt đầu cho những trẻ sơ sinh độ tuổi trung bình là 7 tuần tuổi được hưởng 1 hoặc 2 chế độ điều trị khác nhau. Một nhóm có 125 trẻ sơ sinh được điều trị tiêu chuẩn mà trong đó việc sử dụng thuốc được trì hoãn cho đến khi các tế bào miễn dịch CD4T bị thâm nhập hoặc các triệu chứng khác xảy ra. Nhóm còn lại có 252 trẻ sơ sinh được bắt đầu điều trị nhanh chóng bằng hỗn hợp các loại thuốc cộng hưởng.

Những trẻ sơ sinh này được theo dõi thường xuyên tại phòng khám. Nhưng trong tháng 6 năm 2007, các nhà khoa học đã chuyển những trẻ nhỏ trong nhóm điều trị trì hoãn sang nhóm điều trị bằng thuốc khi các triệu chứng nhiễm HIV trở nên rõ ràng. Tại thời điểm này, những trẻ được thử nghiệm trong khoảng thời gian trung bình là 40 tuần. Trong suốt thời gian này, có 16% trẻ sơ sinh của phương pháp điều trị trì hoãn tử vong, và chỉ có 4% trong số đó được hưởng phương pháp điều trị bằng thuốc can thiệp sớm hơn thì còn sống xót. Các bệnh lây nhiễm chung tấn công cả hai nhóm là các bệnh về đường tiêu hóa, viêm phổi, bệnh lao và viêm màng não. Những trẻ được điều trị sớm hơn có khả năng chịu đựng một sự giảm thiểu neutrophils, một loại tế bào bạch huyết cầu. Nhưng ngay cả với tác động phụ này, tỷ lệ sống sót còn lại vẫn cao hơn. 

Khi trẻ em phát triển, chúng trở nên khỏe mạnh hơn để sống cùng với sự lây nhiễm HIV. Nhờ vào các dược phẩm cải tiến, viễn cảnh cho trẻ em bị nhiễm HIV dương tính có chuyển biến đáng kể trong 2 thập kỷ qua, Havens nói. “Tuổi thọ trung bình cho trẻ em bị nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc …thì không biết trước được,” ông cho biết thêm “ Những đứa trẻ này không chỉ phát triển thành người lớn mà còn có thể điều khiển kinh doanh và tốt nghiệp đại học.”

Nhưng trẻ em nhiễm HIV dương tính bẩm sinh ở Châu Phi lại phải đối mặt với một thực tế khác hẳn, Violari chia sẻ. “Ví dụ có những bệnh khác nữa, và nhiều thách thức hơn như dược phẩm có sẵn bị giới hạn,”. Tỷ lệ tử vong trong năm đầu tiên của trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV bẩm sinh ở Châu Phi là 35% , hai năm trước tỷ lệ là 52%, căn cứ vào một nghiên cứu năm 2004.

Cô và các bạn đồng nghiệp sẽ tiếp tục theo dõi các đối tượng này trong nghiên cứu của mình cho đến năm 2011.


( Cổng thông tin khoa học công nghệ tỉnh đồng Nai )

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị