Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Muỗi nhỏ có khả năng nhiễm các virut gây bệnh cho người nhiều hơn

Một nhà nghiên cứu côn trùng học trong cuộc điều tra lịch sử thiên nhiên Illinois – một bộ phận của Viện Bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên UI – cho biết rằng, những con muỗi nhỏ hơn có khả năng bị nhiễm các virut gây bệnh cho người nhiều hơn. Các kết quả thu được này được đăng trên số ra tháng 11 của Tạp chí Tropical Medicine and Hygiene của Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Barry Alto – giám đốc chương trình nghiên cứu về côn trùng y học trong cuộc điều tra lịch sử thiên nhiên Illinois, cùng với giáo sư phụ tá Michael Reiskind thuộc Trường Đại học Oklahoma State và giáo sư L. Philip Lounibos thuộc Trường Đại học Floria đã cho các con muỗi hút máu có chứa virut gây bệnh sốt xuất huyết, và sau đó kiểm tra xem chúng có bị nhiễm bệnh hay không. Cuộc nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm nghiên cứu về côn trùng y học Florida. Các nghiên cứu gia kiểm tra kỹ lưỡng kích cỡ của từng con muỗi bẳng cách đo chiều dài của đôi cánh. Những con muỗi có kích cỡ nhỏ hơn có khả năng bị nhiễm bệnh cao hơn và có khả năng truyền virut bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn những con muỗi có kích thước lớn hơn. Tuy nhiên, Alto cảnh báo rằng, còn có nhiều yếu tố khác nữa giúp xác định khả năng mang mầm bệnh của 1 con muỗi như tuổi thọ của người bị muỗi chít, sở thích của con muỗi, và số lần bị muỗi chít.

Muỗi hổ Châu Á và muỗi gây bệnh sốt vàng da là 2 loài muỗi truyền virut gây bệnh sốt xuất huyết chủ yếu – loại virut sống trong loài muỗi này có tầm quan trọng nhất đối với sức khỏe con người. Cả 2 loài muỗi này được tìm thấy trên khắp thế giới, bao gốm cả Mỹ. Loài muỗi hổ hung ác đã xâm chiếm Illinois vào những năm 1990. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, sự khác biệt nhỏ về kích thước của những con muỗi này cũng có thể biến đổi khả năng truyền các virut gây bệnh sang người 1 cách nghiêm trọng.

Ngạc nhiên hơn là 2 loài muỗi trên cũng có những tác động như thế.

Các kết quả của cuộc nghiên cứu này có tầm quan trọng trong các chiến lược diệt trừ muỗi và đánh giá nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Cuộc cạnh tranh giữa các ấu trùng muỗi sinh sản trong các đồ chứa nước tạo nên những con muỗi có kích thước nhỏ hơn. Tuy nhiên, các chiến lược diệt trừ muỗi (như tiêu diệt ấu trùng muỗi) không thể tiêu diệt hoàn toàn những ấu trùng, dẫn đến việc sản sinh ra những con muỗi trưởng thành có kích thước lớn hơn. Chính vì vậy, 1 lợi ích của các chiến lược diệt trừ muỗi đó là tạo ra những con muỗi có kích thước lớn hơn – những con muỗi ít có khả năng nhiễm bệnh, làm giảm khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết. Các kết quả này có thể cung cấp thông tin về các nguy cơ gây bệnh và điều trị những bệnh do muỗi lây truyền.


( Cổng thông tin khoa học công nghệ tỉnh đồng Nai )

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị