Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đột phá mới trong điều trị ung thư buồng trứng

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Susan Fox, một phụ nữ 60 tuổi sống tại thành phố Melbourne, bang Victoria của Australia, được chẩn đoán bị ung thư buồng trứng và đã được xạ trị từ 14 năm qua.

Cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư của người phụ nữ này với những đợt hóa trị triền miên khiến bà kiệt sức giờ đây đã trở nên khả quan hơn với một loại thuốc mới, vốn đã chứng tỏ khả năng ngăn chặn sự phát triển trở lại của các tế bào ung thư buồng trứng qua việc kéo dài giai đoạn thuyên giảm bệnh sau mỗi đợt truyền hóa chất.

Bà Fox đang tham gia một cuộc thử nghiệm lâm sàng trên quy mô quốc tế đối với chất olaparib, một loại thuốc được biết đến với tư cách chất ức chế PARP.

Uống thuốc hai lần/ngày, liên tục trong 18 tháng, bà Fox tin rằng chính thứ thuốc kỳ diệu này đã giúp bà không còn cảm thấy tác động của bệnh ung thư kể từ lần hóa trị liệu gần đây nhất.

Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn hoạt động của PARD, một protein liên quan tới sửa chữa DNA. Cuộc thử nghiệm trên được tiến hành tại Bệnh viện Hoàng gia Melbourne dưới sự chủ trì của tiến sỹ Clare Scott, phối hợp với các bệnh viện khác ở Australia, châu Âu, Israel và Mỹ.

Tiến sỹ Clare Scott cho biết thuốc này có hiệu quả với 50% bệnh nhân ung thư buồng trứng. Hơn một nửa bệnh nhân ung thư buồng trứng có khiếm khuyết về cách sửa chữa DNA của tế bào ung thư và đây là điểm mà các nhà khoa học có thể khai thác nhằm tìm ra liệu pháp điều trị hiệu quả. Nếu có thể ngăn chặn việc sửa chữa DNA đúng cách trong tế bào ung thư, tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt.

Khác với các bệnh ung thư khác, không có biện pháp tin cậy nào để phát hiện bệnh ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm, căn bệnh nan y cướp đi sinh mạng khoảng 800 người Australia mỗi năm.

Tiến sỹ Scott cho biết khi chẩn đoán được bệnh ung thư buồng trứng thì thông thường bệnh nhân đã ở giai đoạn tiến triển và hiện tượng tái phát là phổ biến. Phần lớn các bệnh nhân ung thư buồng trứng được phẫu thuật để bóc gỡ khối ung thư càng nhiều càng tốt, tiếp theo là xử lý hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Trung bình cứ 4 trong 5 bệnh nhân ban đầu có phản ứng tích cực khi được truyền hóa chất với việc khối ung thư thu nhỏ lại, nhưng nhiều người trong số này thời gian phản ứng thường ngắn, các tế bào ung thư tái phát và không thể điều trị hiệu quả.

Thí nghiệm cho thấy thuốc olaparib có thể kéo dài gấp đôi thời gian hồi phục sau khi điều trị hóa chất, từ bốn lên tám tháng.

Dự kiến loại thuốc này sau khi tiến hành đợt thử nghiệm thứ ba trên quy mô lớn hơn sẽ được sử dụng rộng rãi trong vòng 5 năm tới.
 
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị