Một nghiên cứu mới của nhóm khoa học thuộc khoa Dược, trường đại học
Nhóm khoa học hi vọng phát hiện mới của họ một ngày nào đó sẽ được ứng dụng trong điều trị, ngăn ngừa những hội chứng rối loạn tâm thần chẳng hạn như rối loạn trầm cảm sau khi trải qua một sự kiện đau buồn.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Ashok Hegde, giáo sư thỉnh giảng bộ môn thần kinh sinh học và giải phẫu, cho biết: “Mặc dù chúng ta đã biết nhiều về trí nhớ được hình thành từ những trải nghiệm được lặp đi lặp lại nhưng lại hiểu rất ít về cách thức hình thành trí nhớ từ một trải nghiệm duy nhất”.
Giới khoa học thực sự đã biết con người có xu hướng nhớ rõ những sự kiện cực vui hay cực buồn vì những sự kiện này liên quan đến cảm xúc. Cảm xúc tột đỉnh làm não tiết ra một hóa chất gọi là norepinephrine có liên quan tới adrenaline. Chính norepinephrine đã khiến cho kỉ niệm khắc sâu vào trí nhớ lâu dài, thậm chí suốt đời.
Trong nghiên cứu mới, Hedge và các đồng nghiệp đã phát hiện norepinephrine kích thích hình thái alpha, một trong nhiều hình thái của enzyme tên Protein Kinase C (PKC), hoạt động. Enzyme PKC này tồn tại trong não của động vật có vú, trong đó có con người.
Hedge giải thích khi ký ức được lưu giữ trong bộ não, liên kết giữa các tế bào thần kinh gọi là khớp thần kinh thay đổi. Ký ức ấn tượng mạnh được hình thành khi các khớp thần kinh trở nên liên kết chặt chẽ hơn trong quá trình thay đổi cấu trúc. PKC-alpha sẽ kết hợp với 2 hóa chất glutamate và norepinephrine tạo ra những thay đổi này.
Nhóm khoa học
(Theo Tố Uyên (Theo Science Daily) // Báo Bình Định )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com