Sẽ không còn phải băn khoăn về việc người khác không cảm nhận được nỗi đau của bạn. Lần đầu tiên các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách "đo" sự đau đớn trong cơ thể người bệnh, hứa hẹn có thể ứng dụng trong một loạt lĩnh vực từ y tế tới pháp lý.
Cho đến nay, cách chủ yếu để biết một người bị đau nhiều hay ít là hỏi trực tiếp bệnh nhân, do giới khoa học vẫn chưa thể biết chính xác những dây thần kinh nào trong não bộ chịu trách nhiệm "phản ứng" trước sự đau đớn trong cơ thể.
Tuy nhiên, một loạt nghiên cứu khoa học do trường Đại học Oxford thực hiện gần đây đã sử dụng nhiều phương pháp chiếu chụp hiện đại, trong đó có phương pháp chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI). Kết quả là họ đã phát hiện được "những cung bậc đau đớn" trong não bộ của một người bệnh.
Irene Tracey, giáo sư bộ môn gây mê kiêm Giám đốc Trung tâm chẩn đoán fMRI của trường Oxford cho biết, lưu lượng máu dồn lên một số bộ phận của não sẽ tăng theo tỷ lệ với cơn đau mà nó cảm nhận được và những phản ứng này đã được chụp lại.
Tuy nhiên, một cơn đau sẽ tác động lên hơn một chục bộ phận trong não bộ, chứ không phải chỉ có một hoặc hai khu vực như mọi người vẫn nghĩ.
Kết quả nghiên cứu trên có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn, tòa án có thể dựa trên "giấy chứng nhận đau đớn" từ người bị hại để quyết định mức bồi thường, hoặc các bác sĩ có thể dựa vào đó để kê toa thuốc chính xác cho bệnh nhân./.
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ thực hiện công bố trên tạp chí Y học hô hấp Lancet cho biết việc xem xét bộ gen của trẻ em có thể giúp xác định khi bước vào độ tuổi trưởng thành, chúng có nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn hay không.
Ai cũng biết rằng trái tim là bộ phận hoạt động không ngừng nghỉ trong cơ thể con người, kể từ khi chúng ta chào đời cho tới khi về với cõi vĩnh hằng. Tuy vậy, có một số điều mà nhiều người có thể chưa biết về trái tim:
“Bước đột phá trong điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến hoạt hóa EGFR” là chủ đề hội thảo khoa học do Hoffmann La Roche, và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Mặc dù lycopene trong cà chua và isoflavone trong đậu nành từ lâu đã được biết đến với tác dụng có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, nhưng một nghiên cứu công bố ngày 8/5 của các nhà khoa học Mỹ cho biết việc sử dụng kết hợp hai loại thực phẩm này trong bữa ăn còn mang lại hiệu quả cao hơn.
Dự kiến vào cuối năm nay, hãng Phillips sẽ chính thức giới thiệu ra thị trường một sản phẩm dược “không đụng hàng”: viên thuốc bằng điện tử có tên là iPill. Khác với các viên thuốc truyền thống, iPill có khả năng tìm đến vị trí khối u ung thư và đưa thuốc vào đúng nơi, không nhầm với các vị trí khác hoặc không gây ảnh hưởng đến các bộ phận mà thuốc đi qua. Trong trường hợp dùng để điều trị bệnh viêm ruột kết, bệnh Crohn và ung thư ruột kết, iPill sẽ phát huy được tác dụng cao hơn các loại thuốc truyền thống vì không gây độc cho cơ thể như: ảnh hưởng đến tuỷ xương, chất lượng tinh trùng hoặc gây suy giảm tình dục…
Một nhóm nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện 6 biến thể gen có liên quan đến mức độ lipid, một dấu hiệu phổ biến cho biết bệnh tim hoặc động mạch.
Các bệnh nhiễm trùng bệnh viện là nguy cơ nghiêm trọng khiến chúng ta phải nhập viện trong thời gian dài, trong đó bệnh viêm phổi liên quan đến máy thở (VAP) – một loại bệnh nhiễm trùng phổi xảy ra ở khoảng 15% những người dùng máy thở, là nguy hiểm nhất. Do hệ miễn dịch yếu và khả năng kháng cự với các kháng sinh cao hơn nên các bệnh nhân thở bằng máy thở có thể dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng – hàng năm có khoảng 26.000 người Mỹ bị những căn bệnh này.
Theo một báo cáo đăng trên số ra tháng 12 của tạp chí Archives of Otolaryngology–Head & Neck Surgery, những người mắc chứng rối loạn nhịp thở khi ngủ có vẻ tiêu thụ nhiều ca-lo hơn khi điều kiện nghỉ ngơi trở nên khắc nghiệt hơn.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Y Washington cho thấy những biến đổi của gen ATR trong các khối u đã làm tăng nguy cơ tái phát và tỷ lệ tử vong của những phụ nữ bị ung thư thành dạ con.
Các nhà khoa học vừa phát triển được một loại test có thể dự báo khả năng bạn bị mắc bệnh cảm lạnh ở mức độ nào.
Các tế bào gốc được lấy từ mũi có thể giúp những nạn nhân bị chấn thương cột sống cử động lại được, cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy.
Đi ra ngoài trời giúp cải thiện sự tập trung của bạn, thậm chí khi trời bên ngoài lạnh. Nghiên cứu tâm lý của đại học Michigan trên số báo tháng 12 của tạp chí Psychological Science đã khám phá ra những lợi ích về nhận thức của việc tiếp xúc với thiên nhiên và thấy rằng việc đi bộ trong công viên ở bất cứ mùa nào hay thậm chí xem những hình thiên nhiên có thể giúp cải thiện trí nhớ và sự tập trung của bạn.