Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sắp ra đời thuốc mới tấn công triệt để ung thư

Ung thư phổi. (Nguồn: Internet)
“Phòng thí nghiệm thuốc chống ung thư bằng công nghệ gen Kim Khải” có trụ sở tại Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc hôm 23/4 cho biết, trong vòng 5-7 năm tới, các nhà khoa học của cơ quan này sẽ cho ra đời một loại thuốc chống ung thư bằng công nghệ gen có thể tấn công triệt để tế bào ung thư.

Các nhà khoa học, đứng đầu là giáo sư-tiến sỹ di truyền học Simonzi thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ), phát hiện trong số hàng trăm gen gây ung thư của con người tồn tại một “công tắc tổng."

Trên cơ sở phát hiện này, tiến sỹ Dowd người Mỹ gốc Hoa đã sử dụng một “chìa khóa” để đóng “công tắc tổng” này. Cụ thể nhà khoa học này lần đầu tiên đã sử dụng thuốc GBH-1a để đóng “công tắc tổng." Bằng cách này có thể vừa phòng chống sự phát tán tế bào ung thư, vừa có thể ngăn chặn các chìa khóa gen khác mở cửa cho tế bào ung thư sinh trưởng.

Theo tiến sỹ Dowd, nghiên cứu thuốc mới dựa trên cơ sở dùng thuốc GBH-1a để đóng “công tắc tổng” có thể giúp ức chế các loại tế bào ung thư bao gồm ung thư phổi, tuyến tụy, kết tràng, tuyến tiền liệt và tuyến vú. Đây là một loại thuốc có hiệu quả cao trong phá hủy tổ chức ung thư và các khối u.

Tiến sỹ Dowd cho biết thêm, trong vòng 5-7 năm tới loại thuốc được cho là “quả bom tấn” này sẽ được đưa vào sử dụng.

Phòng thí nghiệm Kim Khải hội tụ nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực điều chế thuốc chống ung thư bằng cách lợi dụng công nghệ gen. Giáo sư-tiến sỹ Simonzi và tiến sỹ Dowd đồng đảm nhiệm Chủ nhiệm Phòng thí nghiệm này./.

Ngọc Thúy (Vietnam+)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Dị tật về tim dễ bị chứng phình động mạch não
  • Manh mối để phát triển vắcxin chống khuẩn E.coli
  • Phát hiện cơ chế tái sinh thần kinh thị giác
  • Phát hiện về quá trình chuyển giao DNA ngang
  • Chẩn đoán bệnh nhờ định vị tế bào ung thư
  • Dùng trà thảo mộc chống được ôxy hóa, lão hóa
  • Phương pháp chữa ung thư bàng quang hiệu quả
  • Kỳ tích của bác sĩ chiến tranh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị