Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngủ nhiều sẽ giúp cơ thể kháng bệnh ký sinh

Ngủ nhiều có thể giúp cơ thể động vật chống lại sinh vật ký sinh tốt hơn. (Nguồn: Internet)
Theo một nghiên cứu mới đây, các loài động vật ngủ lâu hơn sẽ ít phải chịu sự “quấy rầy” của những loài sống ký sinh nhờ các tế bào miễn dịch được tăng cường khả năng “cảnh giác.”

Tiến sĩ Brian Preston thuộc Viện Nhân chủng học Max Planck ở Leipzig, Đức, đã chỉ đạo một nhóm nghiên cứu quốc tế nhằm chứng minh cho một giả thuyết mới của ông rằng, ngủ giúp cải thiện hệ miễn dịch.

Ông Brian cho rằng ngủ là một bí ẩn của khoa sinh học. Bất chấp việc chúng ta kiể́m soát vòng đời của động vật và tiến hành hàng trăm công trình thực nghiệm, ta vẫn chưa có đủ lời giải đáp cho chức năng kỳ diệu của giấc ngủ.

Tương tự như vậy, hiện vẫn chưa có ai lý giải vì sao các loài lại có những nhu cầu khác nhau về thời gian cho giấc ngủ. Trong nấc thang tiến hóa, động vật có vú có thời gian ngủ dao động từ 3-20 giờ một ngày.

Brian cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp thêm một bằng chứng mới rằng giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các loài động vật trước cuộc tấn công của nhiều sinh vật ký sinh, đại loại như virus hay vi khuẩn."

Thông qua thông tin về giấc ngủ ở loài động vật có vú, các thông số về hệ thống miễn dịch và các loài ký sinh trong máu của vật chủ, công trình khoa học này đã chỉ ra rằng việc gia tăng giấc ngủ theo đòi hỏi của quá trình tiến hóa có liên quan mật thiết đến số lượng các tế bào miễn dịch trong máu.

Động vật có vú ngủ với thời gian lâu hơn thì giảm được đáng kể mức vi sinh vật ký sinh trong máu. Theo Tiến sĩ Preston, giấc ngủ tiếp thêm “nhiên liệu sống” cho hệ miễn dịch.

Trong khi thức, động vật luôn trong trạng thái sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đa dạng về nguồn cung năng lượng, trong đó có nhu cầu tìm kiếm thức ăn, nhu cầu tính dục và chăm sóc con cái. Khi ngủ, động vật tránh được phần lớn các hoạt động này và vì thế mà có thể kịp thời bổ sung năng lượng cho hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể./.

Cao Phong (Vietnam+)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Thụy Sĩ xây phòng nghiên cứu các virus nguy hiểm
  • Hoàn thành bản đồ khung hệ gen đan sâm đầu tiên
  • Kỹ thuật nuôi cấy tế báo gốc đa năng tự động
  • Nhật Bản có thể phát hiện ung thư qua nước bọt
  • Phương pháp mới để phát hiện virus HIV sớm nhất
  • Nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc: Đầu tư cho tương lai
  • Tìm ra loại protein giúp chữa căn bệnh béo phì
  • Cấy thành công gan nhân tạo từ tế bào gan chuột
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị