Khoa học gia Craig Venter và ảnh nghiên cứu Cấy ghép gen trong phòng nghiên cứu của Craig Venter (góc trái). (Ảnh: TT&VH)
Craig Venter, người từng nổi tiếng với công trình giải mã bộ gen người, tuyên bố chắc nịch, sự sống nhân tạo sẽ xuất hiện trong vòng 4 tháng tới.
Mới đây ông lại gây xôn xao dư luận khi tuyên bố đã xây dựng thành công một bộ gen nhân tạo.
Từ bộ gen nhân tạo
Xuất hiện trên tờTimes Of London, Craig Venter cho biết, đội nghiên cứu của ông đã vượt qua những trở ngại lớn nhất trong việc tạo ra một cơ thể sống nhân tạo trong phòng thí nghiệm. “Đặt giả thuyết chúng tôi chẳng mắc lỗi nào thì tôi nghĩ mình sẽ thành công và chúng tôi sẽ có các sinh vật “tổng hợp” đầu tiên vào cuối năm”, ông tuyên bố.
Lời nói của Venter được đưa ra khi các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu J. Craig Venter của ông đặt tại Rockville, Maryland, Mỹ, đã tìm ra phương thức chuyển gen vào tế bào, qua đó giải quyết được trở ngại lớn đã ngăn cản dự án về sự sống nhân tạo trong suốt 2 năm qua.
Đội nghiên cứu của Venter đã có những bước đi đầu tiên vào năm 2007, khi đó họ cấy bộ gen của vi khuẩn mang tên M.mycoides vào các tế bào của một vi khuẩn có quan hệ gần gũi với loài này là M.capricolum. Hoạt động đó đã khiến vi khuẩn được cấy ghép biến thành loại Mycoplasma mycoides.
Tháng 1 năm ngoái, nhóm nghiên cứu đã xây dựng hoàn chỉnh một bộ gen nhân tạo. Họ đã đưa bộ gen tổng hợp này vào một tế bào, sử dụng kỹ thuật của năm 2007 với hy vọng gen sẽ thay đổi hoạt động của tế bào theo ý muốn của các “lập trình viên”. Song bộ gen tổng hợp không phát triển sau giai đoạn cấy ghép.
Chỉ tới tận gần đây, nhóm nghiên cứu mới phát hiện ra nguyên nhân. Thông thường các bộ gen vi khuẩn tự nhiên, như loại đã thành công trong nghiên cứu của năm 2007, được thay đổi thông qua hóa chất, do một quy trình gọi là tẩm metanola.
Quy trình này sẽ bảo vệ bộ gen chống lại sự kháng thể của tế bào bị cấy ghép và tác dụng của nó giống các loại thuốc chống đào thải mà người ta phải uống sau khi ghép tạng.
Tuy nhiên, bộ gen tổng hợp do được trồng từ men, đã không được xử lý tẩm metanola. Do đó chúng dễ dàng bị các enzyme trong tế bào tiêu diệt.
Hiện, nhóm nghiên cứu đang tiến hành tẩm metanola cho các bộ gen tổng hợp trước khi cấy ghép để giúp chúng hoạt động tốt. Venter cùng cộng sự đã tỏ ra rất lạc quan về khả năng thành công.
Tới các sinh vật được “lập trình”
Craig Venter sinh tại Salt Lake City năm 1946. Dù phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Venter đã nhập ngũ, tham gia quân y và làm việc trong một bệnh xá của Hải quân ở Đà Nẵng.
Thời gian ở Việt Nam, công việc điều trị binh sĩ bị thương đã làm thay đổi con người Venter. Trở về Mỹ, Venter quyết tâm đóng góp cho sự phát triển của y học. Ông lao vào học tập và nhận được bằng cử nhân rồi tiến sĩ tại Đại học California trong vòng 5 năm.
Trong vai trò một nhà nghiên cứu ở Viện Y học Quốc gia (NIH), ông đã đi tiên phong trong việc tạo ra một “lối tắt” kỹ thuật giúp giảm đáng kể thời gian giải mã gen. Sử dụng kỹ thuật này vào năm 1995 Venter đã trở thành người đầu tiên giải mã được cả bộ gen vi khuẩn viêm phổi.
Thành công này đã đánh dấu thắng lợi trong cuộc “nổi loạn” đầu tiên của Venter đối với NIH, cơ quan đã từ chối cấp vốn nghiên cứu cho Venter và nghi ngờ phương pháp nghiên cứu của ông.
Tháng 5/1998, Venter lại có hành động gây sốc tiếp theo - đặt mục tiêu sẽ giải mã toàn bộ bộ gen người trong 3 năm thông qua các nghiên cứu tại công ty Celera Genomics của ông. Không ít người trong cộng đồng gen đã cười nhạo Venter, cho ông là kẻ hoang tưởng.
Tuy nhiên tháng 6/2000, tất cả các tiếng cười đó đã tắt lịm khi Venter cùng các nhà khoa học thuộc NIH và Dự án Giải mã Gen (HGP) người cùng có mặt trong buổi lễ công bố hoàn thành dự án giải mã bản đồ gen người được tổ chức long trọng tại Nhà Trắng. Công ty Celera sau đó đã trở thành đơn vị đầu tiên đăng tải bản đồ gen người trên tuần báo khoa học Science.
Kể từ sau thành công trên, Venter đã tập trung sự chú ý cho một thách thức lớn hơn: Sự thay đổi khí hậu. Trong ba năm qua, chiếc du thuyền của Venter mang tên Sorcerer II đã dọc ngang trên các đại dương để thu thập và phân tích nhiều mẫu vi khuẩn.
Ông hy vọng sẽ tạo ra một vi khuẩn nhân tạo có khả năng chuyển than thành khí tự nhiên sạch. Ông cũng muốn tạo ra một loại tảo hấp thụ khí CO2 và biến nó thành nhiên liệu hydrocarbon.
Theo Venter, điều quan trọng là tất cả những dự định của ông sẽ thành hiện thực sau khi nhóm nghiên cứu của ông đã giải quyết vấn đề tẩm metanola.
Được biết sau khi chế ra một sinh vật nhân tạo thành công, Venter sẽ cân nhắc tới việc sản xuất thuốc chữa bệnh và vắcxin nhờ công nghệ mới./.
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ thực hiện công bố trên tạp chí Y học hô hấp Lancet cho biết việc xem xét bộ gen của trẻ em có thể giúp xác định khi bước vào độ tuổi trưởng thành, chúng có nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn hay không.
Ai cũng biết rằng trái tim là bộ phận hoạt động không ngừng nghỉ trong cơ thể con người, kể từ khi chúng ta chào đời cho tới khi về với cõi vĩnh hằng. Tuy vậy, có một số điều mà nhiều người có thể chưa biết về trái tim:
“Bước đột phá trong điều trị bước 1 ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến hoạt hóa EGFR” là chủ đề hội thảo khoa học do Hoffmann La Roche, và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Mặc dù lycopene trong cà chua và isoflavone trong đậu nành từ lâu đã được biết đến với tác dụng có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, nhưng một nghiên cứu công bố ngày 8/5 của các nhà khoa học Mỹ cho biết việc sử dụng kết hợp hai loại thực phẩm này trong bữa ăn còn mang lại hiệu quả cao hơn.
Nghiên cứu của trường Đại học Trung Văn (Hongkong) cho thấy việc sử dụng thuốc Gefinitib có hiệu quả hơn rất nhiều so với liệu pháp hóa trị liệu thông thường đối với các bệnh nhân ở một giai đoạn phát triển nhất định của tế bào ung thư.
Bệnh đục thủy tinh thể là hiện tượng đục mờ thủy tinh thể. Sự đục mờ này ngăn không cho tia sáng lọt qua, kết quả là võng mạc không thu được hình ảnh và thị lực bệnh nhân suy giảm dẫn đến mù lòa. Khi mắt mờ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì cần phải phẫu thuật thay thủy tinh thể.
Mỗi con vi khuẩn tự biết nó quá nhỏ bé đến nỗi không thể tự hành động một mình được. Vì thế vi khuẩn thường chờ đợi, phân chia, và sau đó tham gia vào những hoạt động đòi hỏi sự kết hợp tập thể. Có hàng trăm hoạt động trong đó vi khuẩn tham gia hoạt động theo nhóm. Giờ đây các nhà nghiên cứu thuộc đại học Rockefeller đã khám phá ra một hoạt động chưa từng được biết đến trước đây.
Một loại thuốc nhuộm màu xanh an toàn và phổ biến có thể mang lại khả năng điều trị tốt nhất cho đến bây giờ đối với những tổn thương ở tủy sống, theo các nhà nghiên cứu Mỹ báo cáo.
Một nghiên cứu mới của nhóm khoa học thuộc khoa Dược, trường đại học Wake Forest (Anh) khẳng định đã vén được một phần tấm màn bí mật về cách thức hình thành những ký ức tồn tại lâu bền trong não bộ.
Các nhà khoa học Anh vừa công bố phát hiện sự biến thể của virus cúm A/H1N1 thành chủng virus nguy hiểm hơn tại London trong bối cảnh đại dịch này đang phát triển ở mức "không thể ngăn chặn được". Kết luận của các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực vi trùng học của Anh được đưa ra căn cứ vào một thực tế là tại Luân Đôn, số ca nhiễm loại virus mới chết người này đang gia tăng theo cấp số nhân, còn bản thân dịch bệnh bắt đầu có những đặc tính mới.
Kết quả nghiên cứu khoa học được công bố gần đây cho biết tinh tinh, vốn được coi là tổ tiên của loài người, bị nhiễm một chủng virus giống như virus HIV ở người và các dấu hiệu khi chết y hệt bệnh nhân mắc AIDS trong giai đoạn cuối.
Chuyện Apple, Samsung tự tạo ra sản phẩm riêng để thoát khỏi sự lệ thuộc vào cái bóng Google gợi mở cho ngành công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam suy nghĩ đến hướng tự tạo ra sản phẩm, những thương hiệu mới trong và ngoài nước, vượt khỏi cái bóng những người khổng lồ.
Doanh số máy tính cá nhân trên toàn cầu đã giảm quý thứ 5 liên tiếp, lâu nhất từ trước tới nay, do người tiêu dùng tiếp tục chuyển hướng sang các dòng máy tính bảng và smartphone trang bị màn hình cảm ứng.
Chỉ khoảng 2 năm trước, 99% các ứng dụng di động mà người dùng Việt sử dụng đều của nước ngoài thì hiện nay, với gần 10 triệu smartphones và 20 triệu thuê bao 3G, việc phát triển các ứng dụng di động đang trở thành xu hướng tiềm năng.
Smartphone ngày càng trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Một trong những vấn đề lớn nhất mà mọi người dùng smartphone đều gặp phải là thời lượng pin dùng trên máy. Việc sạc điện cho pin mọi lúc mọi nơi đã thu hút được nhiều hãng công nghệ và cả các nhà sản xuất thời trang tham gia.
Tại hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ Thông tin và Truyền thông, hôm 1/7, ông Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đề xuất tăng giá cước 3G.
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ thực hiện công bố trên tạp chí Y học hô hấp Lancet cho biết việc xem xét bộ gen của trẻ em có thể giúp xác định khi bước vào độ tuổi trưởng thành, chúng có nguy cơ bị mắc bệnh hen suyễn hay không.
Trước khi trở thành cái tên quen thuộc với nhiều người dùng Internet toàn cầu hiện nay, nhiều trang web nổi tiếng đã phải thay đổi tên miền theo hướng gọn nhẹ hơn, dễ nhớ hơn.
Hàm lượng công nghệ các ngành xuất khẩu của Việt Nam hầu như không thay đổi sau 10 năm. Vì thế, không có gì khó hiểu khi nước ta vẫn "trung thành" với chiến lược xuất khẩu nguyên liệu thô và nuôi giấc mơ công nghệ cao.
Hàn Quốc có được những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế và khoa học công nghệ một phần là nhờ những định hướng đúng đắn từ rất sớm của Chính phủ Hàn Quốc trong thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Những chính sách đó rất đáng để chúng ta nghiên cứu và áp dụng.
Những ý kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thống đốc Mitt Romney trên trang Tranh luận khoa học (ScienceDebate.org) phản ánh rất rõ khác biệt về chủ trương và chính sách khoa học công nghệ giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới. Sau đây là lược thuật một số nội dung cơ bản.
Việc tìm hiểu, tham khảo những mô hình tiến bộ trong quản lý quỹ khoa học của quốc tế để áp dụng một cách phù hợp vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam là điều hết sức cần thiết. Bài viết này điểm qua một số so sánh giữa Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia (Nafosted) và Quỹ Khoa học quốc gia Mỹ (NSF) trên các khía cạnh: tổ chức hội đồng, thẩm định đề cương, cơ chế tài chính, và đàm phán tài chính.
Hơn 70% số trận động đất mạnh nhất trên thế giới đều xảy ra dọc theo một đới xuyên lục địa được biết đến dưới tên gọi Vành đai lửa Thái Bình Dương, dài khoảng 40 nghìn km, chạy vòng quanh Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong những quốc gia may mắn nằm ngoài vành đai lửa này, vì thế đến nay chúng ta chưa phải chịu những thiệt hại nặng nề do động đất gây ra như các nước: Nhật Bản, Indonesia, Philippines... những quốc gia nằm ngay trên vành đai lửa Thái Bình Dương.
Một vị khách đến gõ cửa nhà bà Mary Reeser - phụ nữ luống tuổi về hưu sống tại bang Florida, Mỹ. Mãi không thấy ai ra, bà gọi thêm người phá cửa. Trong nhà, trên chiếc ghế bành, chủ nhân đã cháy thành than, chỉ còn một bàn chân đi giày vải, xung quanh, đồ đạc hầu như vẫn nguyên vẹn…
Tòa án dân sự Paris vừa bác yêu cầu của luật sư Maurizio Liberati (Ý) về việc đòi giải tỏa khoản tiền 5,2 triệu Euro của Vietnam Airlines đang được giữ tại tài khoản của đoàn luật sư Paris.
Dự án xây dựng tuyến đường trục nối khu đô thị Lạch Tray - Hồ Đông rộng tới 100 m tại TP Hải Phòng được khởi công cách đây 5 năm vẫn đang “giậm chân tại chỗ”. Lý do được đưa ra là có tới 52/85 hộ dân không chịu bàn giao đất cho dự án trong khi quyết định cưỡng chế thu hồi đất đã được UBND quận Ngô Quyền ban hành.
Hawking & Mlodinow vừa công bố cuốn sách “The grand Design” (Cuộc đại thiết kế) trong đó các tác giả nêu lên nhiều quan điểm gây nên một làn sóng phản ứng gay gắt từ phía các nhà khoa học, triết học và thần học.
Không phải lúc nào những phát minh đặc biệt hữu ích cho đời sống cũng mang lại tiền bạc và danh vọng cho chủ nhân. Dưới đây là cái nhìn cận cảnh về một vài phát minh xuất sắc, đã và đang phục vụ cho hàng triệu người trên khắp thế giới, nhưng không thể đưa tên tuổi người sáng chế vào lịch sử hay trở thành tỉ phú!