Hầu hết mọi người đều biết rằng với cùng lượng thức ăn nhưng dung nạp vào cuối buổi tối sẽ dễ gây tăng cân hơn ban ngày. Tuy nhiên, ít người biết nguyên nhân vì sao.
“Thủ phạm” đầu tiên là nội tiết tố. Khi chúng ta ăn, cơ thể tiết ra insulin và glucagon. Insulin sẽ đưa thức ăn, nhất là tinh bột, đến gan và các cơ. Nếu lượng tinh bột trong thức ăn quá nhiều, insulin sẽ nhanh chóng chuyển hóa nó thành chất béo nhằm tránh lượng đường trong máu tăng quá cao. Ban ngày, nội tiết tố glucagon, đóng vai trò chuyển hóa chất béo thành năng lượng, được tiết ra nhiều nên chất béo không còn được giữ trong cơ thể bao nhiêu. Lượng glucagon giảm đáng kể vào ban đêm. Hơn nữa, mức độ vận động của cơ thể vào buổi tối cũng ít lại nên mỡ không được sử dụng nhiều và vì thế, chúng ta dễ tăng cân.
Ngoài ra, hệ thần kinh cũng đóng một vai trò. Chúng ta có một hệ thần kinh giao cảm (đóng vai trò làm tăng nhịp tim, co thắt mạch máu và tăng huyết áp), và một hệ thần kinh đối giao cảm (đóng vai trò làm chậm nhịp tim, tăng hoạt động của các tuyến nội tiết và đường ruột, và làm dịu cơ bắp). Vào ban ngày, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều và ban đêm, nó nghỉ ngơi để hệ thần kinh đối giao cảm làm việc. Khi thức ăn vào cơ thể ban đêm, hệ thần kinh đối giao cảm gây xáo trộn. Và dù đang trong trạng thái nghỉ ngơi nhưng cơ thể vẫn nhanh chóng tìm cách tiêu hóa bằng cách chuyển hóa thức ăn thành mỡ. Theo qui trình này, thức ăn dung nạp ban đêm sẽ lưu lại cơ thể dưới dạng chất béo. Đó là lý do chúng ta dễ “tròn” lên nếu thường xuyên ăn đêm.
(Theo Cantho online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com