Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tuyến tuỵ nhân tạo - Hy vọng mới cho bệnh nhân tiểu đường

Các nhà khoa học Mỹ hi vọng có thể tìm ra cách chữa trị căn bệnh tiểu đường type 1 bằng cách thay tuyến tụy nhân tạo. Vì nếu mắc bệnh này, tuyến tụy của bệnh nhân hầu như không có khả năng sản sinh ra insulin- một loại hormone nhằm giúp chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng trong các tế bào.

 

Bé Molly Cann 7 tuổi bị tiểu đường nên ít khi được nếm chocolate vì lo rằng món kẹo này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Những trận ốm từ lúc lên 2 tuổi đã khiến Molly luôn thận trọng để tránh sự thay đổi lượng đường trong máu một cách đột ngột. Thật khó để biết rằng tình trạng của Molly sẽ kéo dài hàng tháng hay hàng năm, và cả gia đình bé luôn lo ngại về điều đó. Nhưng có một loại máy có thể kiểm soát lượng insulin đang đem lại hi vọng cho mẹ của Molly.

Chị Chris Cann - Mẹ của Molly cho biết: "Tôi tin rằng Molly sẽ được hưởng lợi từ các công nghệ tiên tiến, đó là tuyến tụy nhân tạo".

Tuyến tụy nhân tạo gồm hệ thống giám sát liên tục lượng đường glucose, phán đoán lượng đường glucose trong máu. Cứ 15 phút, hệ thống này lại gửi thông tin cho máy tính, rồi thuật toán dựa trên lượng đường glucose và những thông tin khác của cơ thể, sẽ đưa ra liều lượng cần thiết để bơm lượng insulin vừa đủ cho bệnh nhân. Đây là tiến bộ quan trọng trong việc chữa trị cho bệnh nhân tiểu đường, khi mà máy tính này có thể theo dõi bệnh nhân ngay cả khi họ đang ngủ.

Máy này đang được phát triển theo chương trình của Quỹ Nghiên cứu bệnh tiểu đường vị thành niên của Mỹ. Họ hi vọng máy này sẽ giúp hàng trăm triệu người mắc bệnh này.

Ông Aaron Kowalski - Giám đốc chương trình của Quỹ Nghiên cứu bệnh tiểu đường vị thành niên Mỹ cho biết: "Chúng tôi đã gần đi tới thành công. Chiếc máy có thể theo dõi bệnh nhân suốt cả ngày và có thể đưa ra những quyết định đúng cho rất nhiều trường hợp phức tạp".

Các cuộc thử nghiệm đã được tiến hành trên 20 người ở trường đại học Virginia.

Theo tiến sĩ Mary Pat Gallagher - Trung tâm Tiểu đường Naomi Berrie, nghiên cứu đặc biệt này mới chỉ đang ở giai đoạn đầu, vì mới được thử nghiệm trên ít người và chỉ đeo thiết bị này trong thời gian ngắn nhưng hi vọng là sớm có thể thử nghiệm trên nhiều người trong thời gian dài hơn.

Có lẽ phải vài năm nữa, hệ thống này mới có thể giúp điều trị trên bệnh nhân tiểu đường, nhưng đối với những đứa trẻ như Molly Cann, thì nó rất đáng để chờ đợi.

(Theo Hồng Mỹ/VTV)

  • Qua bộ gen, xác định nguy cơ bị hen khi trưởng thành
  • Những điều có thể nhiều người chưa biết về trái tim
  • Bước đột phá trong điều trị ung thư phổi
  • Rối loạn giấc ngủ dễ mắc ung thư tiền liệt tuyến
  • Cà chua và đậu nành ngừa ung thư tuyến tiền liệt
  • Cây mọc trong phổi
  • Phát hiện virus có thể gây ung thư tiền liệt tuyến
  • Liệu pháp mới giảm lượng cholesterol trong máu
  • Cấu trúc gien HIV đã được giải mã
  • Đột phá mới về chi phí phân tích bộ gen người
  • Phẫu thuật thành công ca tim nằm ngoài lồng ngực
  • Phương pháp mới tiêu diệt bệnh do gen di truyền
  • Phát hiện gen gây ung thư vú ở phụ nữ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị