Chẳng có gì là ngớ ngẩn khi một số người bị bệnh do ngửi những mùi vô hại, đó là kết luận của nghiên cứu gia người Hà Lan Patricia Bulsing. Chẳng qua là người ta ngửi thấy những mùi này không giống như người khác. Mùi được bộ não phát hiện nhanh chóng hơn và xử lý sâu sắc hơn. Nếu bạn cho rằng mình bị bệnh do ngửi 1 mùi nào đó thì mùi đó có thể làm bạn bị bệnh thật sự.
Nước hoa yêu thích của bạn sẽ có mùi lôi cuốn nếu trên lọ có đề 1 tấm nhãn lớn với ‘lời cảnh báo rằng: Nước hoa có thể có độc’ chăng? Không thể nào. Nhưng có một số người phản ứng thậm chí mạnh mẽ hơn nữa, họ bị bệnh thật sự. Những bản phân tích các phân tử và cơ quan thụ cảm mùi hương trong mũi chưa thể cho biết lý do vì sao người ta bị bệnh do những mùi thật sự vô hại. Theo Patricia Bulsing, khả năng cảm nhận vô thức của chúng ta có thể đóng vai trò rất lớn trong vấn đề này. Chẳng hạn, cô đã phát hiện ra rằng, một cách tiềm thức người ta thường liên tưởng các mùi hương với bệnh tật. Hơn nữa, kinh nghiệm bản thân cũng có tác động rất lớn đến cách thức bộ não chúng ta xử lý với những mùi hương mới. Nếu bạn đã từng ăn những thứ làm mình bị bệnh thật sự, bạn sẽ biết rằng sau này mình không thể nào chịu đựng được mùi vị của những thức ăn có liên quan. Rồi bạn liên tưởng mùi hương đó với cảm giác buồn nôn. Bulsing đã kết hợp một mùi hương với một tác dụng kích thích làm đau trong mũi. Điều này khiến các tình nguyện viên nghĩ rằng có 1 mùi hương nào đó liên quan đến sự đau đớn. Không phải ở trong mũi, cũng không phải ở giữa 2 lỗ tai mà là ở trong bộ não của bạn. Nhà tâm lý này đã quan sát xem chuyện gì sẽ diễn ra trong não ngay khi người ta hít một mùi hương mà họ đã liên tưởng đến sự đau đớn. Bằng cách sử dụng các điện cực gắn trên đầu, Bulsing có thể thấy rằng, các tình nguyện viên xử lý các thông tin mới nhanh hơn khi họ cho rằng chúng sẽ làm họ đau đớn. Một mùi hương khó chịu được liên tưởng đến sự đau đớn cũng đồng nghĩa với việc thông tin đó được xử lý một cách mãnh liệt hơn, bộ não hao tốn nhiều năng lượng hơn để xử lý thông tin này. Vì vậy, khi người ta nghĩ rằng một mùi hương có thể gây đau đớn thì bộ não của họ xử lý mùi hương đó sẽ hơi khác thường. Các văn phòng chính phủ và các nhà tư bản công nghiệp phải đối phó với những người bị bệnh do một mùi hương nào đó thường cho rằng, người ta đang tưởng tượng ra bệnh của mình. Nhưng nay Bulsing đã cho thấy rằng không phải như vậy. Mối liên hệ tiềm thức giữa mùi hương với sự bệnh hoạn nói lên rằng, người ta xem các mùi hương như những tín hiệu cảnh báo. Trong những trường hợp như thế, một cách tiềm thức có thể nhanh chóng phát hiện và phân tích các mùi hương thì rất có lợi. Tuy nhiên, điều bất lợi rõ rệt của cơ chế phản ứng này đó là nguy cơ báo động sai sẽ rất cao. Theo Bulsing, cơ chế này còn có thể là nền tảng cho các phản ứng vật lý phóng đại đối với các mùi hương.(Image: afamily.vn)
(Theo Bluesky (ScienceDaily) // Sở khoa học công nghệ Đồng Nai)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com