Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đất hiếm - một loại “vũ khí” mới

Gần đây các hãng truyền thông quốc tế đề cập đến một thứ vũ khí mới, gọi là vũ khí đất hiếm. Đó là khi một quốc gia xuất khẩu đất hiếm mâu thuẫn với một quốc gia khác đang phải nhập khẩu mặt hàng này thì quốc gia xuất khẩu có thể dùng nó làm vũ khí, cụ thể là hạn chế hoặc ngừng xuất khẩu, để gây sức ép với quốc gia kia.

Hai quốc gia đang sa vào cuộc chiến như vậy là Trung Quốc và Nhật Bản. Kể từ cuối tháng 9 trở lại đây, khi quan hệ Trung - Nhật trở nên căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ, người ta thấy Trung Quốc đe dọa hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Mặc dù lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm chưa được Trung Quốc chính thức đưa ra, nhưng nhiều công ty Nhật Bản nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc đã gặp khó khăn khi nhập mặt hàng này. Và có vẻ như thứ vũ khí này rất có hiệu quả, vì ngay sau đó Tokyo phải vội vã đi tìm nguồn cung ứng đất hiếm mới, nhằm tránh các tai nạn rủi ro khi phải phụ thuộc vào một quốc gia.

Đất hiếm là tên gọi chung để chỉ các loại nguyên liệu đặc biệt không thể thiếu được trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng công nghệ cao như màn hình tinh thể lỏng, ổ đĩa máy tính, máy nghe nhạc iPod , xe ô tô vừa chạy điện, vừa chạy xăng, tên lửa, tàu vũ trụ... Hiện nay Trung Quốc là quốc gia chiếm tới 95% sản lượng đất hiếm, vì thế một số người cho rằng, Trung Quốc có thể biến đất hiếm thành một thứ công cụ gây sức ép với bên ngoài. Trong bài “Trung Quốc mở cuộc chiến đất hiếm”, tờ báo Le Figaro của Pháp nhắc lại rằng tuyên bố mà ông Đặng Tiểu Bình đã có thời nói rằng, nếu Trung Đông có dầu mỏ thì Trung Quốc có đất hiếm, ý ông Đặng muốn nói đến tầm quan trọng chiến lược của loại khoáng sản rất dồi dào này ở Trung Quốc. Theo Le Figaro, sau Nhật Bản, có thể cả Mỹ và châu Âu cũng đang bị thứ vũ khí này nhắm tới. Le Figaro cho biết, khi căng thẳng ngoại giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc lên đến đỉnh điểm, hơn ba chục công ty của Nhật Bản đã thực sự hoang mang vì bị Bắc Kinh cắt nguồn cung cấp đất hiếm. Sự việc nghiêm trọng đến mức Tokyo đã phải lên tiếng yêu cầu mở đàm phán chính thức giữa hai nước về vấn đề đất hiếm. Tác giả bài báo còn nhận thấy cuộc chiến đất hiếm này đã vượt ra ngoài Thái Bình Dương. Theo báo Mỹ New York Times, từ đầu tuần này, để đáp trả một cuộc điều tra của Mỹ trên vấn đề trợ cấp không hợp lệ cho ngành công nghiệp xanh ở Trung Quốc, Bắc Kinh đã thắt lại xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ. Trong khi đó Đức cũng vội vàng đi tìm cho mình một chiến lược cung ứng đất hiếm.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng con bài điều tiết nguồn đất hiếm để gây sức ép với các đối tác. Le Figaro cho biết, từ năm 2005 Bắc Kinh đã bắt đầu giảm 10% lượng đất hiếm xuất khẩu mỗi năm. Và từ tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đột ngột cắt giảm 72% định mức xuất khẩu cho cuối năm 2010. Quyết định này ngay lập tức đã đẩy giá đất hiếm lên cao. Bắc Kinh giải thích việc siết chặt cung cấp đất hiếm ra bên ngoài là nhằm mục đích bảo vệ nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước cũng đang rất cần đến các kim loại hiếm. Tuy nhiên theo nhận định của một doanh nhân phương Tây, trong việc này Bắc Kinh có ý đồ buộc các công ty đa quốc gia phải sản xuất các mặt hàng cần đến đất hiếm tại Trung Quốc. Như vậy sẽ tạo thêm công ăn việc làm góp phần cho tăng trưởng của Trung Quốc. Tại hội nghị Thượng đỉnh Châu Âu - Trung Quốc gần đây, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định với các nước châu Âu rằng, không hề có chuyện cấm vận hay dùng đất hiếm để bắt bí mà Trung Quốc chỉ muốn kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn tài nguyên vì lợi ích của Trung Quốc.

Theo các nhà phân tích, chính thái độ của Trung Quốc đã làm gia tăng các dự án khai thác đất hiếm trên thế giới. Báo chí cho biết, tuy tên gọi là “đất hiếm” nhưng trên thực tế loại khoáng sản này cũng không hiếm lắm. Sở dĩ việc khai thác chủ yếu tập trung tại Trung Quốc một phần là do giá thành khai thác chế biến rẻ, phần thì do các ràng buộc về mặt môi trường tại đây lỏng lẻo. Trên thực tế đã có nhiều mỏ đất hiếm lớn đang được triển khai ở Australia, Canada và ở Mỹ. Nhiều nơi khác cũng có các mỏ có trữ lượng lớn như ở Nga, Ấn Độ, Brasil, Mông Cổ. Trong số các nước tiêu thụ nhiều đất hiếm nhất có Nhật Bản và Hàn Quốc. Hai quốc gia này tiêu thụ tới 1/5 sản lượng đất hiếm thế giới.

Để tránh bị lệ thuộc vào Trung Quốc, hiện một số quốc gia đang triển khai việc thăm dò và khai thác các mỏ đất hiếm ở các nước khác. Tuy nhiên tất cả các mỏ này chỉ có thể thực sự đi vào khai thác sau năm 2014. Từ nay đến đó các nhà sản xuất có lẽ sẽ còn phải đương đầu với nguy cơ khan hiếm mặt hàng này. 

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Ngành mía đường Việt Nam: 'Ăn đong' từng vụ
  • Vận động thành lập Hiệp hội cá sấu Việt Nam
  • Công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đẩy mạnh nội địa hóa
  • Đưa hoạt động sản xuất và kinh doanh phân bón vào nền nếp
  • Cây bông vải "tìm đường" sang Campuchia
  • Trung Quốc sẽ vẫn thống lĩnh thị trường đất hiếm?
  • Công nghiệp 8 tháng: Sự đảo ngược của 2009
  • Ngành công nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu: Phục hồi mạnh mẽ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container