Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi đất hiếm lên ngôi

Đất hiếm gần đây thu hút rất nhiều sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Nó được ví như “muối của cuộc sống” với cuộc cách mạng công nghệ cao.

Tháng trước, Trung Quốc đã cắt nguồn cung cấp đất hiếm xuất khẩu sang Nhật Bản. Trung Quốc và Nhật Bản trước đó đã xảy ra tranh chấp hàng hải, và lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm được cho là "hệ quả" từ đó. Dĩ nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào, động thái này là "đáng báo động" với các nhà sản xuất Nhật Bản - đối tượng phụ thuộc lớn vào đất hiếm Trung Quốc.

Cụm từ "đất hiếm" chỉ một nhóm kim loại hiếm như cerium, rhodium và neodymium. Đây là nguyên liệu không thể thiếu dùng trong nhiều ngành công nghệ chủ chốt, từ động cơ tổ hợp đến điện thoại di động, chất siêu dẫn, rađa và bom thông minh...

Đất hiếm được ví như "muối của cuộc sống" với cuộc cách mạng công nghệ cao - khi xuất hiện từ iPad tới Blackberry, tivi tinh thể lỏng, máy lọc nước, hoặc laser. Ngành công nghiệp ô tô cũng phụ thuộc lớn vào kim loại đất hiếm. Các quốc gia không thể sở hữu những kim loại này - ở bất cứ giá nào - cũng sẽ không có "phần" trong cuộc cách mạng công nghệ.

Theo tài liệu của Cục điều tra địa chất Mỹ, tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học với những tên gọi rất khó phát âm như yttrium, dysprosium and neodymium... gọi là đất hiếm. Chúng có có hàm lượng rất nhỏ có trong trái đất.

Mỏ đất hiếm Bayan Obo, Trung Quốc. Ảnh: aist. Những nguyên tố này được dùng trong sản xuất sản phẩm công nghệ cao như laser, tấm pin năng lượng mặt trời, đánh bóng thủy tinh và đồ sứ; bộ chuyển đổi tiếp xúc ô tô, màn hình máy tính, chiếu sáng, ti vi và dược phẩm... Đất hiếm là thứ hàng hóa "được khao khát" trong công nghệ cao và khá đắt đỏ.

Nhật Bản là quốc gia công nghệ cao hàng đầu thế giới. Trên thực tế, đây là nước tiêu dùng đất hiếm lớn nhất thế giới. Trung Quốc lại là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, khoảng 97% thị trường.

Khi tranh cãi, bất đồng xảy ra, Nhật Bản đã cam kết sẽ tìm các nguồn cung cấp đất hiếm mới.

Những nhà cung cấp mới dĩ nhiên sẽ có, nhưng để sản lượng đáp ứng đủ nhu cầu sẽ phải mất ít nhất hai năm nữa tính từ bây giờ. Trong lúc ấy, giá đất hiếm sẽ tăng gấp bốn lần so với năm nay.

Tuy nhiên, giá tăng vọt sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn, kiểu như giá dầu tăng lên bốn lần. Đó là vì ở trong hầu hết các ứng dụng, đất hiếm chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ giá thành sản phẩm cuối cùng. Theo thống kê của hãng Stratfor, đất hiếm thường chiếm 1-2% tổng giá thành một sản phẩm.

Nhưng, giá cả tăng vọt cũng đủ để trở thành một nguyên nhân đáng báo động ở Nhật Bản.

Và tình hình ấy không chỉ làm Nhật bất an, mà còn với những người sử dụng đất hiếm ở khắp mọi nơi. Và nó thúc đẩy nỗ lực tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế.

Theo một báo cáo của Thời báo Tài chính (FT, Anh), Trung Quốc đã phê chuẩn việc phát triển một mỏ đất hiếm mới ở tỉnh Giang Tây. Tờ báo bình luận: "Củng cố lĩnh vực đất hiếm của Trung Quốc là một phần nỗ lực của chính phủ nước này trong việc chuyển dịch khỏi những sản phẩm giá trị thấp, ảnh hưởng lớn đến môi trường".

Cuối cùng, Trung Quốc đã tăng thuế xuất khẩu đất hiếm lên 25%. Sản lượng đất hiếm của Trung Quốc có thể sẽ giảm sút, và có thể nước này sẽ tiêu dùng nhiều hơn chính những gì họ sản xuất được nhiều.

Nhật Bản đang tìm kiếm nguồn đất hiếm ở bên ngoài Trung Quốc. FT cho hay, các hãng sản xuất ở Nhật đang tìm kiếm nguồn tài nguyên này ở Việt Nam, Ấn Độ, Canada và Brazil. Tuy nhiên, phần lớn các dự án này mới đang ở giai đoạn đầu tiên.

Nhật Bản cũng tìm cách sử dụng ít đất hiếm hơn trong một số trường hợp. Như Stratfor nhấn mạnh, cuộc bùng nổ đất hiếm "khiến rất nhiều ngành công nghiệp lao vào cuộc đua chống chọi với thời gian để tìm kiếm nguồn cung thay thế đất hiếm có thể được thiết lập trước khi xảy ra quá nhiều tổn thất kinh tế".

Nhưng ở đây, một cơ hội vẫn mở ra. Junji Nomura, người chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển tại Panasonic nói. "Đất hiếm sẽ là một vấn đề lớn trong hai năm, nhưng trong bốn năm, vấn đề sẽ qua đi".

Kim loại hiếm trên thực tế không phải quá hiếm. Một số lượng lớn tồn tại ở Mỹ, Canada, Australia, Nam Phi, Nga, Thụy Điển, Việt Nam...Hiếm là ở chỗ có thể tìm ra những tài nguyên ấy ở một nơi tập trung.

Các cường quốc phương Tây hiện tại đã bắt đầu đổ tiền của vào khai thác trở lại kim loại hiếm. Những nhà đầu tư mạo hiểm có thể muốn nhìn vào Molycorp Inc, đã mở lại mỏ Mountain Pass. Cùng với Arafura và Lynas Corp ở Australia, hãng này hy vọng sẽ sản xuất khoảng 50.000 tấn kim loại đất hiếm vào giữa thập niên này.

(tuanvietnam)

  • Làn sóng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam
  • Công nghiệp Việt Nam 6 tháng: Sản xuất và tồn kho đều tăng
  • Tranh cãi về chuyện nuôi chim yến
  • Người chăn nuôi đối mặt với lỗ
  • Ngành chăn nuôi lao đao
  • Sắp có nhà máy sản xuất cừ bằng nhựa
  • Nhiều tỉnh thành tìm đầu ra cho muối
  • Sôi động việc thu mua mía nguyên liệu tại ĐBSCL
  • Đất hiếm - một loại “vũ khí” mới
  • Ngành mía đường Việt Nam: 'Ăn đong' từng vụ
  • Vận động thành lập Hiệp hội cá sấu Việt Nam
  • Công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đẩy mạnh nội địa hóa
  • Đưa hoạt động sản xuất và kinh doanh phân bón vào nền nếp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container