Ngày 28-4, Ban chỉ đạo GPMB TP Hà Nội đã họp kiểm điểm tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc. Tại cuộc họp, chủ đầu tư và nhà thầu đổ lỗi cho chính quyền địa phương chậm trễ trong công tác GPMB; nguợc lại các địa phương cho rằng nhà thầu thiếu quyết liệt trong thi công…
Các nhà thầu thi công đường Láng - Hòa Lạc. Ảnh: Bá Hoạt
Nan giải mặt bằng Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc là công trình trọng điểm chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, được Chính phủ và UBND TP Hà Nội chỉ đạo sát sao với các mốc tiến độ cụ thể. Gần đây nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đi kiểm tra công trình và chỉ đạo trước ngày 30-3 phải hoàn tất công tác GPMB phục vụ thi công. Tuy nhiên, đến nay trên toàn tuyến vẫn đang tồn tại một số "điểm nóng" về mặt bằng, ảnh hưởng tới tiến độ chung của toàn dự án. Cũng xin được nhắc lại, ngày 30-3 chỉ là mốc gần đây nhất, còn trước đó, dự án này đã phải vài lần xin gia hạn GPMB.
Ông Phí Tất Thắng, Trưởng ban QLDA Đầu tư xây dựng mở rộng đường Láng - Hòa Lạc (Tổng công ty CP Vinaconex) cho biết, đến nay, tại nút giao Phú Đô (thuộc huyện Từ Liêm) vẫn còn 24 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng với tổng diện tích 2.977,4m2; khu vực nút giao với tỉnh lộ 70 vướng 20 hộ (tổng cộng 2.590,6m2). Tại địa phận huyện Hoài Đức, phần diện tích bổ sung cầu vượt sông Đáy còn 17/28 hộ chưa nhận tiền bồi thường hỗ trợ và chưa bàn giao mặt bằng. Huyện Thạch Thất còn khoảng 45,81ha. Tại huyện này, ngoài diện tích đất của một số doanh nghiệp như Kim Đỉnh, Chè Minh Nguyệt, Hùng Hưng, Lisohaka thì tại khu vực nút giao Phú Cát và nút giao Hòa Lạc, khối lượng GPMB còn rất lớn.
Ngày 15-4 vừa qua, Phó Tổng giám đốc Ban QLDA Thăng Long (Bộ GTVT) Hồ Ngọc Loan đã ký văn bản số 665/PMUTL-LHL gửi UBND TP Hà Nội, khẳng định: Rất nhiều vị trí không có mặt bằng khiến cho nhà thầu gặp khó khăn trong thi công. Điển hình là 11 hộ dân ở phần đường dẫn lên cầu tại nút giao An Khánh (huyện Hoài Đức), 17 hộ ở nút giao Phú Đô (huyện Từ Liêm). Cá biệt, tại vị trí mố A1 và trụ P1 cầu vượt Bắc Phú Cát (huyện Thạch Thất), chỉ liên quan đến 1 hộ dân nhưng lại rất phức tạp. Nhà thầu đã nhận mặt bằng và lập hàng rào bao quanh phạm vi thi công nhưng luôn bị hộ này cản trở, thậm chí giữ máy móc thiết bị, dọa dẫm công nhân trên công trường... Các tồn tại trên nếu không giải quyết ngay sẽ ảnh hưởng tới mốc tiến độ thông xe đường gom trái trước Đại lễ theo yêu cầu của Chính phủ và UBND TP Hà Nội.
Khẩn trương tháo gỡ ách tắc Thừa nhận công tác GPMB chưa tốt nhưng đại diện một số địa phương cho rằng chính chủ đầu tư và nhà thầu chưa làm tròn trách nhiệm. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất Chu Đại Thành, vì sức ép tiến độ, thời gian qua huyện đã rất cố gắng. TP đã chỉ đạo có mặt bằng đến đâu thi công ngay đến đó. Tuy nhiên, nhà thầu lại quá chậm trễ. Có chỗ, huyện đã GPMB và bàn giao cho chủ đầu tư phục vụ thi công nhưng nhà thầu để cho cỏ mọc. Dân thấy vậy lại tái lấn chiếm. Quan điểm của huyện là đề nghị TP kiến nghị Bộ GTVT thay thế các nhà thầu không đủ năng lực.
Đến thời điểm này, có lẽ không nên ngồi đổ lỗi cho nhau mà phải tập trung phối hợp, tháo gỡ ách tắc.
Ông Khuất Trọng Kiên, Phó ban Bồi thường GPMB huyện Hoài Đức cho rằng chủ đầu tư và nhà thầu chưa phối hợp chặt chẽ với địa phương để đẩy nhanh tiến độ GPMB. Ngay cả số liệu giữa địa phương với chủ đầu tư và nhà thầu cũng chưa khớp. Như tại nút giao An Khánh hiện chỉ còn 2 hộ chưa bàn giao chứ không phải 11 hộ như báo cáo của nhà thầu và Ban QLDA.
Đường Láng - Hòa Lạc tại địa bàn huyện Từ Liêm vẫn chưa được hoàn thiện. Ảnh: Đàm Duy
Trước ý kiến của các địa phương, đại diện Ban QLDA Thăng Long khẳng định rất ít khi được các huyện gửi giấy mời hay gọi điện mời họp để cùng tháo gỡ vướng mắc.
Tại cuộc họp, thay mặt lãnh đạo TP, ông Nguyễn Đức Biền, Trưởng ban Chỉ đạo GPMB TP đánh giá: Khâu phối hợp giữa chủ đầu tư, nhà thầu với chính quyền địa phương và các sở, ngành còn "vênh", có lúc, có nơi còn chưa nhịp nhàng. Thực tế cho thấy, một số điểm dù đã có mặt bằng nhưng nhà thầu lại chưa có phương án thi công tối ưu và chưa thực sự nỗ lực theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và TP Hà Nội. Hiện tại, cơ chế chính sách bồi thường GPMB, tái định cư đã cơ bản đồng bộ, các địa phương phải chủ động hơn, quyết liệt hơn. Với các hộ chây ỳ, cản trở, từ ngày 25 đến 30-5 phải tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất. Các trường hợp không phải cưỡng chế thì đẩy nhanh tiến độ thẩm định, lên phương án bồi thường, chi trả tiền xong trước ngày 20-5. Quan điểm của lãnh đạo TP là không thể chờ đợi được nữa. Tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Có mặt bằng rồi, nhà thầu phải khẩn trương thi công. Có như vậy, dự án mới không lỗi hẹn.
Ngày 17-9, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã họp tại TP.HCM với một số tỉnh thành phía Nam về phương án phát triển đường sắt Bắc - Nam.
Tình trạng đầu tư dàn trải và phân bố nguồn vốn chưa hợp lý khiến ngành nông nghiệp Việt Nam mãi vẫn chưa sản xuất được những sản phẩm có giá trị cao, qua đó cải thiện thu nhập và đời sống của nông dân...
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa và vựa thực phẩm cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong cả nước và còn để xuất khẩu. Ngược lại, ĐBSCL cần các mặt hàng công nghiệp như phân bón, vật liệu xây dựng, nhiên liệu và các loại hàng công nghiệp tiêu dùng được sản xuất trong hay ngoài nước.
Sân bay quốc tế Cát Bi tại thành phố cảng Hải Phòng sẽ được nâng cấp, mở rộng theo mô hình BT (xây dựng - chuyển giao), theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải cho biết.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành hàng không (HK) đã được rất nhiều người dân quan tâm. Tuy nhiên sự phát triển của ngành HK trong thời gian qua chưa tương xứng với sự kỳ vọng của người dân. Điều đó có nguyên do từ hạn chế trong công tác quy hoạch và quản lý lĩnh vực HK.
Đất nước ta có 85 triệu dân và bố trí dân cư kéo dài theo địa hình chữ S. Thu nhập dân cư ngày càng cải thiện với tốc độ khá nhanh. Vì vậy cùng với nỗ lực phấn đấu tự thân và sự hỗ trợ thích đáng từ Chính phủ cũng như các bộ ngành, địa phương liên quan, dự báo ngành hàng không (HK) Việt Nam trong tương lai không xa sẽ thực sự “cất cánh”, bay cao….
Vừa qua, hợp đồng dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 39B đoạn từ thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương đến thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy đã chính thức được ký kết giữa Lãnh đạo tỉnh Thái Bình, Công ty Cổ phần Tasco là chủ đầu tư dự án và Công ty Cổ phần Tasco Nam Thái là DN thực hiện dự án.
Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM vừa làm lễ hợp long cầu Giồng Ông Tố mới xây dựng ở Q.2 thuộc dự án xây dựng đường Liên tỉnh lộ 25 B (giai đoạn 2). Đây là cây cầu duy nhất để xe container đi vào cảng Cát Lái từ hướng xa lộ Hà Nội.
Từ năm 2011, các công trình nhà cao tầng (từ 9 tầng trở lên) sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1000 kg/m3) trong tổng số vật liệu xây.
Không thể công bố các trận địa tên lửa, ra đa, pháo phòng không… nên không thể xác định phạm vi ảnh hưởng an toàn tĩnh không (khoảng không an toàn) khi quy hoạch và cấp phép cho các công trình cao tầng. Chính vì thế, hầu hết các đồ án quy hoạch của TPHCM khi lập phải xin ý kiến của Bộ Quốc phòng để xác định độ cao tối đa của công trình xây dựng. Đó là những vấn đề nan giải của công tác quy hoạch và cấp phép xây dựng tại TPHCM hiện nay.
Cầu Sài Gòn, cây cầu huyết mạch trên trục cửa ngõ phía Đông Bắc TPHCM lại một lần nữa được cơ quan chức năng gióng chuông báo động xuống cấp, cần hơn 40 tỷ đồng để sửa chữa.
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.