Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DN xuất khẩu đồ gỗ: Nỗ lực cán đích

Các DN gỗ mong mỏi có nguồn nguyên liệu gỗ ổn định trong nước để sản xuất

Chiến lược đề ra cho ngành gỗ là đến năm 2015 phải đạt kim ngạch xuất khẩu 5,4 tỷ USD, năm 2020 đạt 7 tỷ USD. Riêng năm 2010, ngành gỗ VN đăng ký với Chính phủ mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD.

Tuy nhiên, chỉ trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đã ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2009. Với con số “ấn tượng” này, Hiệp hội gỗ và lâm sản VN (Viforest) nhận định: Mục tiêu 3 tỷ USD tổng kim ngạch XK đồ gỗ trong năm 2010 là hoàn toàn khả thi.

Ba trở ngại lớn

Giữa quý 2/2010, lượng đơn hàng của các DN đã ký được đến hết năm 2010, với tổng kim ngạch 3 tỷ USD, tăng hơn 400 triệu USD so với năm 2009. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Viforest, DN xuất khẩu gỗ vẫn đang gặp phải nhiều trở ngại lớn.

Thứ nhất, DN phải ứng phó khi đạo luật mới của Mỹ (Lacey) có hiệu lực từ ngày 1/4/2010 và của EU (FLEGT) có hiệu lực từ tháng 1/2012. Đặc điểm chung của cả FLEGT và Lacey đều đòi hỏi nhà xuất khẩu phải trình bày chuỗi hành trình của lâm sản, tất cả các khâu từ khai thác cho đến thành phẩm một cách minh bạch để nhà chức trách Mỹ và EU có thể truy xét nguồn gốc nguyên liệu. Tuy nhiên, hiện các DN VN vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu của các đạo luật trên vì chưa có hướng dẫn cụ thể từ phía các cơ quan chức năng. Mặt khác, để triển khai và xin cấp chứng chỉ thì mỗi lâm trường trồng rừng nguyên liệu gỗ phải cần đến 2 triệu USD, trong khi các DN chế biến gỗ lại không đủ tài chính để lo liệu việc này. Theo ước tính của ông Nguyễn Tôn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội đồ gỗ và lâm sản VN (Viforest) sẽ có khoảng 300 DN trực tiếp xuất khẩu gỗ của VN bị ảnh hướng bởi các đạo luật trên.

Trở ngại thứ hai là hiện nay, DN VN còn thiếu thông tin về các quốc gia, các Cty nào có thể bán gỗ cho VN với đầy đủ các giấy phép như vậy. Trước kia, nhập khẩu gỗ chỉ cần quan tâm đến chứng chỉ FSC (chương trình toàn cầu kiểm định chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm) nhưng nay, ngoài FSC ra còn cần nhiều chứng chỉ khác.

Trở ngại thứ ba, đó là 70% nguyên liệu sản xuất gỗ của VN phải nhập khẩu, chi phí phục vụ sản xuất như than, điện, nước đều quá cao vì vậy, sức cạnh tranh của các DN gỗ VN còn kém so với các nước khác như Myanmar, Malaysia và Indonesia... Các nước này có đủ nguồn gỗ không cần phải nhập khẩu nguyên liệu nên tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hạ hơn.

DN lạc quan

Không thể phủ nhận việc đạo luật Lacey thực thi sẽ là một rào cản lớn đối với các DN. Tuy nhiên, nhiều DN lớn tỏ ra không ngại Lacey bởi lâu nay khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ nhiều DN trong nước đã áp dụng chứng chỉ COC, thậm chí còn áp dụng cả Internal Auditor (chứng nhận của BVQI, SGS, hai trong số các tổ chức tư vấn và chứng nhận chất lượng quốc tế). Vì thế, những DN nào có COC tốt sẽ không sợ bị ảnh hưởng.

Thực tế cho thấy, trong 5 tháng qua, lượng hàng các DN xuất khẩu vào thị trường Mỹ tăng mạnh (ước tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2009). Cho đến thời điểm này, chưa có lô hàng nào bị phía nhập khẩu trả về vì vi phạm quy định.

Bên cạnh sự khởi sắc đáng mừng tại thị trường Mỹ, nhu cầu nhu cầu ở các thị trường nhập khẩu truyền thống như Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU)... cũng tăng cao. Chỉ trong 5 tháng đầu năm, nhiều DN đã ký được hợp đồng và đơn hàng cho đến cuối năm 2010. Từ đầu năm đến nay, giá bán sản phẩm gỗ luôn giữ mức tăng khoảng 3% so với năm 2009.

Đón tín hiệu lạc quan từ thị trường, năm nay, các DN chế biến gỗ đã chuẩn bị khá tốt nguyên liệu sản xuất. Đối với nguyên liệu nhập khẩu từ gỗ rừng trồng như thông, keo, bạch đàn..., Nhiều DN đã tăng cường sử dụng nguồn gỗ rừng trồng trong nước. Do chủ động tích trữ nguồn nguyên liệu ngay từ đầu năm, nên mặc dù tại thời điểm này, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu đang tăng nhưng đa số DN vẫn không bị ảnh hưởng nhiều.

Hiện, VN có khoảng 2.000 DN sản xuất sản phẩm gỗ trong đó có 500 DN chuyên sản xuất đồ nội thất, xuất khẩu đi 120 quốc gia/lãnh thổ trên thế giới. Hoa Kỳ và EU là hai thị trường lớn nhất, chiếm 44% và 29%. Để tạo ra sức cạnh tranh cao cho sản phẩm, giảm được chi phí sản xuất, các DN gỗ mong mỏi sẽ có được nguồn nguyên liệu gỗ ổn định trong nước để sản xuất. Trong chiến lược phát triển của ngành gỗ xuất khẩu, Viforest đang xúc tiến thành lập trung tâm giao dịch gỗ tại ba miền: Bắc, Trung, Nam. Khi trung tâm đi vào hoạt động, DN sẽ giảm được giá thành sản phẩm, tiết kiệm được thời gian sản xuất và đặc biệt nguồn gốc, xuất xứ gỗ rất rõ ràng. Tuy nhiên, việc này không thể thực hiện “một sớm, một chiều” bởi chỉ riêng về quỹ đất, mỗi trung tâm cũng phải khoảng 20 ha, vốn ban đầu hàng chục triệu USD... Vì vậy, nếu có sự hỗ trợ của các DN và nhà nước, tin rằng, một ngày không xa, các DN chế biến gỗ sẽ không còn nỗi lo nhập khẩu nguyên liệu chế biến, yên tâm sản xuất kinh doanh, góp phần đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của ngành lên cao hơn nữa.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Kiến nghị cấm xuất khẩu gỗ dạng sơ chế
  • Mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ trong tầm tay
  • Nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ quí I/2010 tăng so với cùng kỳ
  • Trồng rừng chậm, nhập khẩu gỗ tăng nhanh
  • Ngành chế biến gỗ lại gặp khó
  • Doanh nghiệp thêm khó với gỗ nguyên liệu
  • Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam: Khơi rộng đường sang Mỹ
  • Áp dụng đạo luật Lacey: Về lâu dài là tốt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container