Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trồng rừng chậm, nhập khẩu gỗ tăng nhanh

Nông dân ĐBSCL trồng cây bạch đàn trên bờ kênh, bờ ruộng làm bóng mát, vừa cho cung cấp cho chế biến gỗ - Ảnh: Hồng Văn.

Dự án trồng 5 triệu héc ta rừng tới năm 2010 khó lòng hoàn thành, trong khi nhu cầu gỗ nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, cho sản xuất giấy và các nhu cầu khác ngày một tăng cao, khiến ngành gỗ lẫn ngành giấy gần như phải phụ thuộc vào những bất thường của nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

Dự án trồng mới 5 triệu héc ta rừng khởi động vào năm 1997, sau đó điều chỉnh lại vào năm 2006 nhưng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính tới nay, các chỉ tiêu của dự án như khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng đạt 94%, trồng rừng chỉ đạt 86,6%, riêng trồng rừng phòng hộ, đặc dụng bằng tiền ngân sách mới đạt 74%, trồng rừng sản xuất đạt 90,3%.

Tốc độ trồng rừng ngày càng chậm lại, như quý 1 năm nay, cả nước chỉ trồng 587 héc ta rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ nguồn ngân sách nhà nước, nên kế hoạch trồng hơn 30.000 héc ta rừng loại này trong năm nay khó thành hiện thực.

Phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nông nghiệp và thời tiết bất thường là hai nhân tố chính khiến tốc độ trồng rừng không đạt kế hoạch. Điều đáng nói là tới nay, sau nhiều năm thực hiện dự án, rừng sản xuất, nơi cung cấp nguyên liệu cho ngành gỗ, giấy chỉ được 1,3 triệu héc ta, trong khi với nhu cầu gỗ cho nguyên liệu giấy và chế biến đồ gỗ thì diện tích rừng trong nước phải đạt ít nhất 3 triệu héc ta.

“Nếu căn cứ theo chỉ tiêu lập dự án ban đầu vào năm 1997 thì rừng trồng cho tới nay chỉ đủ để phục vụ cho nhu cầu nguyên liệu giấy chứ chưa nói đến chế biến gỗ”, một chuyên gia lâm nghiệp cho hay. Ngoài chế biến gỗ, giấy, trồng rừng còn có mục tiêu cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ dùng trong xây dựng cơ bản và gỗ dùng để chế biến ván nhân tạo.

Do thiếu gỗ nguyên liệu nên nhập khẩu gỗ cho chế biến đồ gỗ ngày một tăng mạnh, chỉ từ nửa tỉ đô la Mỹ vào năm 2005, trong 5 năm qua đã vọt lên 1 tỉ đô la Mỹ. Năm 2009, do khủng hoảng kinh tế nên nhập khẩu gỗ chững lại, chỉ có 904 triệu đô la Mỹ, trong khi năm cao nhất là 2008 hơn 1 tỉ đô la Mỹ với ước tính hàng năm các doanh nghiệp gỗ trong nước nhập gần 2 triệu mét khối gỗ.

Một số doanh nghiệp chế biến gỗ lớn trong nước, do nhu cầu bức bách về nguyên liệu gỗ phải ra nước ngoài mua rừng, đầu tư trồng rừng và khai thác rồi chở về Việt Nam. Một số khác thì đầu tư trồng rừng trong nước nhưng bị hạn chế về quỹ đất hạn hẹp lẫn công sức bảo vệ rừng cao, nên chọn phương án mua lại các trang trại trồng rừng của nông dân gần tới thời kỳ thu hoạch gỗ.

Ông Đoàn Văn Trang, Tổng giám đốc Công ty chế biến gỗ Khải Vy ở TPHCM, cho rằng việc đầu tư trồng rừng không phải dễ, vì vốn đầu tư lớn, vòng quay vốn kéo dài nhiều năm nên ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài chuyện trồng rừng, doanh nghiệp còn phải lo chuyện bảo vệ rừng trước sự "để mắt" của lâm tặc và nạn phá rừng làm nương rẫy của dân địa phương.

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Ngành chế biến gỗ lại gặp khó
  • Doanh nghiệp thêm khó với gỗ nguyên liệu
  • Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam: Khơi rộng đường sang Mỹ
  • Áp dụng đạo luật Lacey: Về lâu dài là tốt
  • Doanh nghiệp chế biến gỗ "choáng" vì giá nguyên liệu tăng
  • Luật Lacey chưa ảnh hưởng lên xuất khẩu gỗ
  • Xuất khẩu đồ gỗ: Bất thường và bình thường
  • DN chế biến, XK gỗ: Nước đến chân - Nhảy đến đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container