Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lào muốn Việt Nam giúp trong lĩnh vực chế biến gỗ

Chế biến và sản xuất sản phẩm từ gỗ. (Ảnh minh họa; Thanh Hà/TTXVN)
Lào mong muốn đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác với Việt Nam giúp Lào trong lĩnh vực chế biến gỗ để nâng cao giá trị sản phẩm của gỗ.

Ông Khampout Phadanouvong, Phó Cục trưởng Cục Kiểm Lâm Lào (Bộ Nông-Lâm nghiệp Lào) đã bày tỏ mong muốn trên tại buổi hội đàm giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với các Bộ Nông-Lâm nghiệp, Bộ Công thương của Lào, diễn ra ngày 2/3, ở Hà Nội, về chia sẻ kinh nghiệm đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) với Liên minh châu Âu (EU) và cùng nhau trao đổi thông tin về chính sách xuất, nhập lâm sản theo pháp luật hai nước nhằm mục đích xây dựng hệ thống giám sát đảm bảo nguồn gốc lâm sản hợp pháp.

Ông Khampout Phadanouvong cho rằng việc nâng cao giá trị sản phẩm gỗ sẽ giúp sản phẩm này của Lào tiếp cận thị trường EU tốt hơn.

Cũng tại buổi hội đàm, ông Hà Công Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam cho rằng, việc trao đổi thông tin giữa hai nước nhằm tránh những rủi do thương mại lâm sản khi EU áp dụng các quy định mới về truy xuất nguồn gốc gỗ và đồ gỗ đối với các mặt hàng nhập khẩu vào thị trường này, đồng thời đảm bảo việc thực thi pháp luật của hai quốc gia một cách nghiêm túc.

Việt Nam hiện có trên 300 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó khối tư nhân chiếm tới 95%. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đạt khoảng 3,4 tỷ USD nhưng Việt Nam nhập khẩu khoảng 80% sản phẩm gỗ nguyên liệu để chế biến, trong đó có một lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu lớn từ Lào.

Bà Nguyễn Tường Vân, Chánh Văn phòng Thường trực FLEGT cho biết, Việt Nam là nước nhập khẩu gỗ quan trọng nhất đối với Lào, hai nước cần hoàn thiện hệ thống luật pháp và có công cụ mạnh mẽ để giám sát việc thực thi pháp luật, cấp phép. Cả hai quốc gia cùng bắt đầu quá trình đàm phán VPA, gỗ của Lào khi được cấp phép FLEGT, các doanh nghiệp Việt Nam không cần kiểm tra nguồn gốc.

Năm 2003, Nghị Viện châu Âu, Hội Đồng và Ủy ban châu Âu đã thông qua Kế hoạch Hành động EU về Tăng cường Thực thi luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Buôn bán gỗ (FLEGT) của Liên minh châu Âu để giải quyết vấn đề khai thác gỗ bất hợp pháp và các hoạt động buôn bán liên quan. Mục đích của Kế hoạch này là để phát triển một tập hợp các biện pháp cung cầu tổng hợp. để chống lại việc khai thác gỗ bất hợp pháp và các hoạt động buôn bán liên quan. FLEGT sẽ có hiệu lực từ tháng 1 năm 2012.

Tính đến nay, EU đã ký Hiệp định Đối tác Tự nguyện VPA/ FLEGT với ba nước châu Phi và đang đàm phán với một số các nước khác trong đó có Malaysia và Indonesia trong khu vực châu Á. Hiện tại, Việt Nam và Lào là hai quốc gia vừa bắt đầu tuyên bố đàm phán chính thức VPA/FLEGT với EU./.

Ngọc Dung (Vietnam+)

  • Để ngành chế biến gỗ phát triển bền vững
  • Xuất khẩu gỗ sẽ lập kỷ lục mới?
  • Doanh nghiệp gỗ "đau đầu" với giá đầu vào
  • Xuất khẩu gỗ, "đầu ra" có, "đầu vào" khó
  • Chiếm lĩnh thị trường đồ gỗ nội địa: Nhiều câu hỏi lớn
  • Doanh nghiệp gỗ Việt Nam bị 'thôn tính' trên sân nhà
  • Sản phẩm nội thất: Bỏ ngỏ nội địa
  • Ngành gỗ cần đi cả “hai chân”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container