Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

65% KCN sẽ có hệ thống nước thải tiêu chuẩn

Một góc khu công nghiệp Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục tiêu quan trọng trong năm nay của khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế (gọi chung là khu công nghiệp) là 65% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

 

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp và khu chế xuất các tỉnh miền Bắc vừa được tổ chức mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ đây là một nhiệm vụ đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải có quyết tâm cao kết hợp với các biện pháp cụ thể. Trong năm qua, cùng với cơ chế phân cấp, công tác thanh tra, kiểm tra khu công nghiệp đã được các cơ quan quản lý nhà nước đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề xây dựng và môi trường.

Với những biện pháp kiên quyết và thường xuyên, công tác xử lý chất thải trong khu công nghiệp đã được cải thiện. Trong năm 2008, đã có 10 dự án xử lý nước thải tập trung trong khu công nghiệp đi vào vận hành, nâng tổng số nhà máy xử lý nước thải tập trung lên 60 nhà máy, đạt gần 1/2 mục tiêu kế hoạch đến năm 2010; 100% các khu công nghiệp đã vận hành có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Ngoài ra, tại các khu công nghiệp đang xây dựng, đang có 20 nhà máy xử lý nước thải tập trung được xây dựng và dự kiến hoàn thành trong năm nay. Hiện nay, dự thảo Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành. Dự kiến Quy chế sẽ được ban hành trong năm nay và sẽ là cơ sở quan trọng trong việc triển khai công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

Trước tình hình kinh tế thế giới năm 2009 tiếp tục còn khó khăn, kinh tế Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nhất định và đối mặt với nhiều khó khăn về tình hình xuất nhập khẩu, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết sẽ hướng công tác điều hành hoạt động của các khu công nghiệp vào giải quyết tốt một số vấn đề như phải đáp ứng đầy đủ điều kiện tỷ lệ lấp đầy và đưa hệ thống xử lý nước thải vào hoạt động khi thành lập mới và mở rộng khu công nghiệp theo đúng quy định tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và trong nước tại các khu công nghiệp, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, có giá trị xuất khẩu lớn;  xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình triển khai xây dựng và hoạt động của doanh nghiệp; giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh.

Bộ cũng đôn đốc các bộ, ngành và các địa phương khẩn trương và nghiêm túc thực hiện nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn về quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp đã được quy định cụ thể tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ; ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hóa, thể thao) cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp.

Nhằm giúp cho các khu công nghiệp vượt qua tình thế khó khăn hiện nay, Bộ Kế hoạch - Đầu tư khẳng định sẽ trình Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quyết định về cơ chế hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu kinh tế ven biển; triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn.

Bên cạnh đó, Bộ cũng sẽ duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa Bộ, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với các nhà đầu tư để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật hiện hành, đảm bảo cho các hoạt động đúng tiến độ và hiệu quả, nhằm tiếp tục thu hút lòng tin của các nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, tạo hiệu ứng lan tỏa và tác động tích cực tới nhà đầu tư mới.

Tính đến cuối tháng 12/2008, cả nước đã có 219 khu công nghiệp được thành lập, với tổng diện tích hơn 61.470ha, phân bố trên 54 tỉnh, thành phố. Tại các khu công nghiệp đã có 2.250 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 16,2 tỷ USD, chiếm khoảng 38% tổng vốn đầu tư nước ngoài; 2.258 dự án trong nước đã đi vào hoạt động, với vốn đầu tư hơn 120.000 tỷ đồng, chiếm  49% tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký.

Sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp trong năm 2008 đã đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, với tổng doanh thu gần 29 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007; kim ngạch xuất khẩu đạt 14,5 tỷ USD, tăng 34% và chiếm 24,7% giá trị xuất khẩu của cả nước. Các khu công nghiệp đã thu hút trên 1 triệu lao động trực tiếp và nộp ngân sách trong năm 2008 khoảng 1,3 tỷ USD./.

(Theo TTXVN)

  • Các khu kinh tế cửa khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước
  • Singapore chú trọng phát triển hạ tầng công nghiệp tại Bình Dương
  • Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát
  • Tạo động lực để Khu kinh tế mở Chu Lai phát triển
  • Đến năm 2020, tỉnh Bình Dương sẽ có 39 khu công nghiệp
  • Lập quy hoạch Cụm công nghiệp Đại Áng (Hà Nội)
  • Khắc phục tình trạng công nghệ lạc hậu tại các doanh nghiệp KCX-KCN TPHCM : Cách nào?
  • Tín hiệu mới từ khó khăn nội tại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container