Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xử lý ô nhiễm mơi trường tại KCN: Hợp tác ba bên

Hiện nay, đa số các KCN do Sonadezi đầu tư đều đã xây dựng xong nhà máy xử lý nước thải tập trung (NTTT) đạt chuẩn, trong đó, nhà máy xử lý nước thải của KCN Biên Hòa 2 là một trong những nhà máy hiện đại và đi vào hoạt động sớm nhất tại Đồng Nai.
 
Ở các KCN Long Thành, Thạnh Phú, Giang Điền, Xuân Lộc, Sonadezi đang gấp rút xây dựng và hoàn thiện nhà máy xử lý NTTT và khả năng sẽ hoàn thành đúng thời hạn mà Sở TN - MT đề ra. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn là việc bảo vệ môi trường tại các  KCN còn một số khó khăn như nước thải của các DN tự xử lý nước thải và nước sau xử lý đều thải ra cống chung của KCN. Điều này dẫn đến khó khăn cho Cty hạ tầng trong việc đảm bảo nước thải tại cống chung của KCN đạt tiêu chuẩn môi trường quy định.
 
Bên cạnh đó, dù đã xây dựng nhà máy  xử lý NTTT (như KCN Gò Dầu) nhưng các DN trong KCN không đấu nối xả thải vào nhà máy dẫn đến các nhà máy không đủ nước thải để xử lý. Đối với những KCN mới, nếu đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý NTTT lớn nhưng nhà đầu tư vào ít thì chỉ riêng chi phí duy trì vận hành nhà máy để tránh hư hỏng cũng đã là một gánh nặng với Cty hạ tầng… Chính những điều này gây tâm lý e ngại cho các Cty hạ tầng trước quyết định đầu tư nhà máy xử lý NTTT.

Theo tôi, để khắc phục ô nhiễm môi trường tại các KCN hiện nay, rất cần sự hợp tác chặt chẽ giữa 3 bên: chính quyền, Cty kinh doanh hạ tầng và các DN hoạt động trong KCN. Theo đó, không chỉ Cty kinh doanh hạ tầng chú trọng xây dựng nhà máy xử lý NTTT, các DN trong KCN cũng cần xây dựng nhà máy xử lý nước thải cục bộ thật tốt và đấu nối xả thải vào nhà máy xử lý NTTT của KCN. Còn các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát.

Chúng tôi đề xuất các cơ quan chức năng sớm ban hành các giới hạn môi trường cho phù hợp với từng ngành nghề công nghiệp khác nhau; quy định cụ thể về việc xử lý chất thải rắn của các DN trong KCN, tránh tình trạng chỉ bắt buộc Cty hạ tầng đầu tư công trình xử lý chất thải rắn trong khi lại không quy định các DN trong KCN phải sử dụng dịch vụ thu gom, xử lý chất thải của KCN; quy định cụ thể để các DN  gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ về Cty hạ tầng; có cơ chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường và Cty phát triển hạ tầng. Đồng thời, chúng tôi cũng rất cần có những hỗ trợ về tài chính và đất đai cho hoạt động quản lý chất thải rắn.

(Theo báo Diễn đàn doanh nghiệp )

  • 65% KCN sẽ có hệ thống nước thải tiêu chuẩn
  • Các khu kinh tế cửa khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước
  • Singapore chú trọng phát triển hạ tầng công nghiệp tại Bình Dương
  • Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát
  • Tạo động lực để Khu kinh tế mở Chu Lai phát triển
  • Đến năm 2020, tỉnh Bình Dương sẽ có 39 khu công nghiệp
  • Lập quy hoạch Cụm công nghiệp Đại Áng (Hà Nội)
  • Khắc phục tình trạng công nghệ lạc hậu tại các doanh nghiệp KCX-KCN TPHCM : Cách nào?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container