Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Sính” mở cụm, khu công nghiệp, tại sao?

Khu công nghiệp Lộc Sơn còn trống đất nhưng vẫn triển khai Cụm công nghiệp sạch - dịch vụ Lộc Phát cách đó vài cây số.

 Sự mập mờ đầu tiên không được lý giải là tại sao ở ngay thị xã Bảo Lộc hiện đã có một khu công nghiệp lại tiếp tục được quy hoạch, thành lập thêm cụm công nghiệp Lộc Phát.

Thật vậy, khu công nghiệp Lộc Sơn có diện tích gần 200 héc ta đã được ngân sách nhà nước đầu tư. Nhiều xí nghiệp, công ty đang hoạt động và còn chỗ cho hàng trăm công ty, xí nghiệp khác. Khu công nghiệp ấy nằm chỉ cách cụm công nghiệp Lộc Phát chưa đầy hai ki lô mét.

Sự khó hiểu này sẽ không đến nỗi khó hiểu khi xem quyết định thu hồi đất của chính quyền. Theo quyết định này, trong quy hoạch, cụm công nghiệp Lộc Phát dành gần 20 héc ta, tức khoảng 38% trong tổng diện tích 52,4 héc ta để xây dựng các khu biệt thự, nhà liên kế có sân vườn ba, bốn tầng.

Do cụm công nghiệp này nằm ngay trong khu trung tâm thị xã với đường sá, điện, nước đã có sẵn nên việc thu hồi đất với giá 72.000 đồng/mét vuông là quá rẻ, nhưng sau khi thu hồi xong, nền đất biệt thự, nhà liên kế được chia lô bán lúc này sẽ là nhiều triệu đồng mỗi mét vuông.

Nếu đúng là như thế thì những khoản siêu lợi nhuận này sẽ rơi vào túi các “nhà đầu tư” một cách hợp pháp, trong khi những người dân sinh sống hàng bao đời nay trên mảnh đất của mình phải ra đi với sự đền bù rất không tương xứng!

Trong khi đó, tính khả thi của cụm công nghiệp xem ra vẫn còn mờ mịt. Người dân chúng tôi đã từng được cán bộ phường tập hợp để nghe một nhà đầu tư, dự kiến sẽ bỏ ra hàng tỉ đô la Mỹ(!) để xây trường tư thục trong cụm công nghiệp, giới thiệu về dự án. Khi được hỏi là trong khi các lớp học của trường công lập còn chưa kín chỗ vì thiếu học sinh thì việc lập trường tư thục là thế nào, vậy là nhà đầu tư nổi cáu và không muốn nói chuyện với các nông dân nữa. Cán bộ thì tuyên bố thẳng thừng là, dù bà con nông dân không đồng ý, việc thu hồi đất cũng sẽ được thực hiện.

Tuy nhiên, lần tiếp xúc sau, cán bộ lại giới thiệu một chủ đầu tư khác vì chủ đầu tư lần trước thực chất không có tiền tỉ như họ khoe. Như vậy, chỉ qua một vài chuyện đã thấy quá nhiều điều khó hiểu xung quanh chủ trương phát triển cụm công nghiệp Lộc Phát.

Việc “sính” thành lập khu công nghiệp, cụm công nghiệp mà không xuất phát từ những ưu thế tự nhiên của Lâm Đồng như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nông trại hiện đại... cũng là một điều cần được xem lại. Tại sao không để cho chính người nông dân dùng ngay quỹ đất của mình làm vốn thành lập công ty cổ phần phát triển nông nghiệp tại địa phương nhằm khai thác những thế mạnh trên, thay vì thu hồi đất để thành lập các cụm, khu công nghiệp kém khả thi?

Nguyễn Đình Long (phường Lộc Phát, thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng)

(Theo - Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • TPHCM: đầu tư vào KCN, KCX giảm mạnh
  • TPHCM thành lập Thanh tra BQL các khu chế xuất và công nghiệp
  • Xử lý ô nhiễm mơi trường tại KCN: Hợp tác ba bên
  • 65% KCN sẽ có hệ thống nước thải tiêu chuẩn
  • Các khu kinh tế cửa khẩu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước
  • Singapore chú trọng phát triển hạ tầng công nghiệp tại Bình Dương
  • Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát
  • Tạo động lực để Khu kinh tế mở Chu Lai phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container