Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hợp tác với nước ngoài để sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô

Thay đổi chính sách nhanh chóng, đầu ra giảm sút càng khiến các doanh nghiệp ô tô không mặn mà với chuyện nội địa hóa. Thế nhưng, Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) vẫn tiếp tục đầu tư các máy làm khuôn, ấp ủ kế hoạch hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài để tăng tỷ lệ nội địa hóa ô tô. Báo Đầu tư đã trao đổi với ông Bùi Ngọc Huyên,

Tổng giám đốc Vinaxuki về vấn đề này.
Thưa ông, hoạt động sau nhiều doanh nghiệp ô tô, nhưng Vinaxuki đã nhanh chóng đạt được tỷ lệ nội địa hóa cao?

Vinaxuki đang sản xuất 20 mẫu xe tải, trong đó có 6 mẫu đạt tỷ lệ nội địa hoá 40 - 50%, còn lại trung bình đạt 25 - 27%. Tôi cho rằng, tỷ lệ này chưa cao, nhưng đó là cố gắng của chúng tôi, bởi Vinaxuki cũng mới hoạt động được hơn 4 năm.

Chúng tôi đã nghiên cứu và sản xuất thành công ca bin và sát-xi cho xe tải. Kế hoạch của tôi là mở rộng sản xuất để tiến tới cung cấp cho các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước. Chúng tôi chưa có đủ năng lực tự làm động cơ, mà cần phải hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Dự kiến tới năm 2010, Vinaxuki có thể hoàn chỉnh việc lắp ráp động cơ tại Việt Nam từ các linh kiện của doanh nghiệp khác. Còn để hoàn chỉnh sản xuất vỏ động cơ thì cũng phải từ năm 2012 trở đi.

Thưa ông, nội địa hóa ô tô có thể triển khai nhanh trong 3 - 5 năm được không?
Riêng vấn đề nội địa hoá ô tô không ai có thể nói làm trong 3 năm, 5 năm hay 10 năm được, mà cần kế hoạch dài hạn. Chẳng hạn ở Thái Lan, sau hơn 30 năm sản xuất ô tô, công suất đạt khoảng 1,5 triệu xe/năm mà nội địa hoá mới chỉ đạt 50 - 60%.

Nội địa hoá xe tải không khó, nhưng nội địa hoá xe con thì vô cùng khó. Chỉ riêng đầu tư làm khuôn xe con cũng cần 30 triệu USD. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ sản xuất xe con, nhưng nếu bỏ ra ngần ấy tiền để đầu tư làm khuôn xe con thì quá phiêu lưu. Vì thế, hướng đi của chúng tôi là hợp tác với các đối tác Nhật Bản, Đài Loan để giảm chi phí đầu tư.

Các liên doanh như Toyota, Ford, Mercedes - Benz... cũng mới vào Việt Nam được khoảng 10 năm. Thời gian này chỉ đủ để thăm dò thị trường, lắp ráp có tính thương mại, chứ bảo họ nội địa hoá thì thật khó. Một mẫu xe làm ra mỗi năm chỉ bán được 1.000 chiếc, thì làm sao nói đến chuyện nội địa hoá. Khi nào mẫu xe bán ra mỗi năm ít nhất 30.000 xe, thì tỷ lệ nội địa hoá mới đạt yêu cầu.

Nhiều người nói rằng, để nội địa hóa phát triển, cần phải phát triển công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, ở Việt Nam dường như còn quá ít doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này?

Hiện chúng ta chỉ sản xuất được một vài thiết bị như lốp, ắc - quy, kính..., nhưng sản lượng vẫn rất khiêm tốn. Chẳng hạn, Vinaxuki mua lốp của Sao Vàng, Đà Nẵng, Đồng Nai, nhưng số lượng thì chưa được đáp ứng. Lẽ ra, trong quý I/2008, chúng tôi tiêu thụ được khoảng 6.000 xe, nhưng do thiếu lốp, nên chỉ bán được gần 4.000 xe. Về nhíp, các doanh nghiệp Việt Nam đã làm được, nhưng chủ yếu phục vụ sửa chữa, chứ chưa đủ để cung cấp cho sản xuất. Riêng ắc quy GS của Nhật Bản sản xuất tại Đồng Nai, thì lại cung cấp rất kịp thời, đúng, đủ về số lượng.

Để nội địa hoá thành công, cần ít nhất khoảng 1.000 công ty tham gia. Còn thực tế hiện nay ở Việt Nam thì chưa có nhiều doanh nghiệp phụ trợ. Theo tôi, các công ty Việt Nam nên hợp tác với đối tác nước ngoài để sản xuất các phụ tùng, linh kiện. Đây cũng chính là kinh nghiệm thành công của các tập đoàn Toyota, Honda... khi tiếp cận công nghiệp phụ trợ tại Trung Quốc.

Tôi cho rằng, trong khoảng 10 năm nữa, Việt Nam sẽ có công nghiệp phụ trợ ở mức thấp, còn nếu Chính phủ quyết tâm và khuyến khích doanh nghiệp, thì 20 năm nữa chúng ta mới có công nghiệp phụ trợ như Thái Lan hiện nay.

Sau hàng loạt chính sách nhằm hạn chế ô tô của Chính phủ, thị trường ô tô đang chững lại và có dấu hiệu đi xuống. Ông đánh giá thế nào về thị trường ô tô Việt Nam?

Tôi cho rằng, thị trường ô tô sẽ đi xuống trong các năm 2008 và 2009. Đến năm 2010, thị trường sẽ bước ra khỏi suy thoái và đi lên. Còn muốn phát triển mạnh, thì phải tới năm 2013 - 2015.

( Cổng thông tin kinh tế )

  • Sản xuất ô tô bước vào khó khăn
  • Băn khoăn thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thời điểm tốt để mua xe
  • Cạnh tranh mạnh ở dòng xe hạng trung
  • Nhiều tiềm năng và lợi thế cho dòng xe 6-9 chỗ
  • Trung Quốc xem xét chính sách đẩy mạnh tiêu thụ ô tô
  • Xuất nhập khẩu ô tô của Trung Quốc đạt 63,121 tỷ USD trong 3 quý đầu năm nay
  • Thị trường ôtô thế giới tháng 10/2008: lỗ nặng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container