Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mỹ - thị trường xuất khẩu mục tiêu của ngành hàng Thủ công mỹ nghệ

Định hướng chiến lược của Chính phủ đề ra đối với ngành hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) là phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD. Để tiến tới đạt mục tiêu trên, Bộ Công Thương đã xác định một trong ba thị trường xuất khẩu mục tiêu của ngành hàng TCMN Việt Nam chính là Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chặng đường thâm nhập thị trường Hoa Kỳ là rất nhiều gian nan, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, sản xuất hàng TCMN.

Người tiêu dùng Mỹ rất ưa chuộng các mặt hàng TCMN, hay các mặt hàng có thể làm quà tặng được nhập từ nước ngoài. Do giá nhân công ở đây cao,nên hầu hết các hàng hoá tiêu dùng là hàng nhập hoặc gia công ở nước ngoài theo mẫu mã thiết kế và đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ và nhập khẩu trở lại.

Theo thống kê, những năm gần đây,Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 1,3 tỷ USD/năm hàng TCMN.Tuy nhiên, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam năm 2005 vào Hoa Kỳ chỉ chiếm 1,5% kim ngạch nhập khẩu. Năm 2006, Việt nam xuất khẩu khoảng 77 triệu USD, trong đó 36,8% là hàng gốm sứ, tăng 27,6% so với năm 2005 và gấp 7 lần so với năm 2002.

Hiện Trung Quốc đang là nguồn cung cấp chính cho thị trường Hoa Kỳ những mặt hàng TCMN và quà tăng như các mặt hàng mà Việt Nam đang cố gắng xuất khẩu. Mặc dù chất lượng của ta không thua kém gì hàng của Thái Lan, Trung Quốc nhưng về thị trường còn thua họ một khoảng cách xa. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam là chưa nắm rõ được thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ. Các doanh nghiệp còn rất lúng túng về các thủ tục xuất khẩu và không nắm rõ luật pháp kinh doanh quốc tế. Các đơn hàng nhập khẩu của Mỹ thường là rất lớn và chi phí kinh doanh rất đắt nêncó làm ăn lớn thì mới tồn tạiđược, trong khi đó các cơ sở sản xuất các mặt hàng TCMN của Việt Nam thường là doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ, HTX và chủ yếu là hộ gia đình. Do vậy, rất khó khăn trong việc đáp ứng các đơn hàng có lượng tương đối lớn và đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh. Ngoài ra, sự hợp tác yếu kém vốn dĩ tồn tại giữa các doanh nghiệp cũng là một trở ngại đáng kể khi liên kết sản xuất chia sẻ các đơn hàng.Hơn nữa, quy mô sản xuất nhỏ và sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công nên chất lượng hàng hoá rất khó đồng đều.

Để có thể tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Giám đốc dự án phát triển các làng nghề Việt Nam cho hay, các doanh nghiệp xuất khẩu nên tìm đến các kênh phân phối riêng bởi các đối tượng khách hàng này luôn tìm kiếm những mặt hàng thực sự đặc biệt để tạo sức cạnh tranh trên thị trường. Đơn hàng của họ cũng không quá lớn, hoàn toàn phù hợp với năng lực của các nhà xuất khẩu TMCN Việt Nam. Các doanh nghiệp sản xuất nhất thiết phải tăng cường phát triển về mẫu mã, tạo sự khác biệt cho sản phẩm để nâng sức cạnh tranh trên thị trường. Khi nghiêncứu thị trường này, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề khách hàng sẽ mua gì bởi thực tế, khách hàng chỉ quan tâm đến tính hữu dụng để trang trí trong nhà.

Cùng với sự phát triển của Internet, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chọn kênh xuất khẩu bằng thương mại điện tử (một kênh giao dịch rất  quan trọng và có thị phần cao của Mỹ và hơn 40 quốc gia khác). Tuy nhiên, việc bán hàng TCMN trên sàn thương mại điện tử này vẫn là một bài toán khó với các cá nhân, doanh nghiệp bởi rào cản về ngôn ngữ, văn hoá, kinh nghiệm tiếp cận thị trường thế giới, đặc biệt là sự khó tính của thị trường Mỹ.

Để có thể mở rộng hơn nữa cánh cửa đưa hàng TMCN vào thị trường Hoa Kỳ, theo khuyến cáo của các chuyên gia, các doanh nghiệp cần nỗ lực phát triển mẫu mã, chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường bởi hướng xuất khẩu trực tuyến sẽ là xu hướng chiếm ưu thế trong tương lai.

(Vinanet)

  • Thị trường nội thất trong nước: Có kịp nắm lấy cơ hội?
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sản xuất cầm chừng
  • Nghĩ khác về gốm
  • Quê hương trong đá
  • Giải pháp phát triển ngành mây, tre Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container