Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ: Liên kết xây dựng các cụm sản xuất

 

Do ảnh hưởng kinh tế thế giới suy giảm, mây tre đan là mặt hàng bị ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu. Ảnh: Bá Hoạt

Hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) của nước ta đã có mặt trên thị trường 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, với mức tăng trưởng xuất khẩu (XK) đạt hơn 20%/năm. Riêng năm 2008, giá trị kim ngạch XK đạt 1,36 tỷ USD, chính thức gia nhập câu lạc bộ các mặt hàng đạt kim ngạch XK hơn 1 tỷ USD/năm.

 

 Tuy nhiên, do kinh tế thế giới suy giảm, 6 tháng đầu năm kim ngạch XK chỉ đạt hơn 46,3 triệu USD (giảm 16% so với cùng kỳ). Để thực hiện mục tiêu đến năm 2010 kim ngạch XK hàng TCMN đạt 1,5 tỷ USD rất cần có sự hỗ trợ của các ngành chức năng.

 

Cả nước hiện có hơn 2.000 làng nghề, trong đó có những nghề đã phát triển từ hàng nghìn năm trước như đúc đồng, gốm, đan mây tre…; cũng có nhiều nghề mới xuất hiện mấy chục năm gần đây như ren, dệt thảm, hoa lụa… Nhiều làng nghề thủ công truyền thống đã để lại những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao như trống đồng, điêu khắc gỗ và đá, đồ gốm... đang được lưu giữ trong các đình, chùa, bảo tàng và sưu tập cá nhân. Các sản phẩm TCMN mang lại hiệu quả kinh tế cao, có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới, vì nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm TCMN ở nhiều nước rất lớn. Chẳng hạn, ở Mỹ có nhu cầu nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD/năm, nhưng sản phẩm TCMN của Việt Nam chỉ chiếm 1,5%; EU: 7 tỷ USD (Việt Nam: 5,4%); Nhật Bản: 2,9 tỷ USD/năm (Việt Nam: 1,7%)… Theo tính toán của các chuyên gia đến năm 2017 nhu cầu về mặt hàng tre nứa của thế giới ước khoảng 17 tỷ USD và đây là cơ hội của ngành TCMN nước ta. Tuy nhiên, để đạt tốc độ tăng trưởng đều vào những năm tới, đồng thời đáp ứng nhu cầu của thế giới, các doanh nghiệp (DN) XK hàng TCMN còn phải khắc phục nhiều hạn chế.

 

Mẫu sản phẩm là một trong những điểm yếu của hàng TCMN Việt Nam. Người thợ TCMN của nước ta có thể làm ra nhiều sản phẩm tinh xảo, nhưng kiểu dáng thiết kế, thường làm theo mẫu (khoảng 90% các sản phẩm TCMN XK được sản xuất theo mẫu của đơn hàng). Những mặt hàng mang đặc trưng của từng địa phương còn hạn chế, chưa gây được ấn tượng cho người tiêu dùng và nhà phân phối. Đại diện Hiệp hội Mây tre đan Hà Nội cho biết, các DN thành viên vẫn chủ yếu sản xuất gia công theo mẫu đặt hàng, ít sáng tạo. Vì thế, nếu ký được hợp đồng XK, giá thường thấp hơn khoảng 30% so với các sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Trung Quốc, Phi-líp-pin… Bên cạnh đó, nhiều DN không nắm rõ giá cả, nhu cầu, xu thế phát triển của thị trường; chưa am hiểu văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài; khả năng tiếp thị, xúc tiến thương mại còn hạn chế… Chẳng hạn, yếu tố được quan tâm hàng đầu của các nhà nhập khẩu EU là dịch vụ mà DN cung cấp như việc giao hàng đúng thời hạn, tiêu chuẩn về môi trường của phía sản xuất; người Mỹ lại thích dùng hàng chất lượng cao, còn tại Nhật Bản, vòng đời của một sản phẩm rất ngắn, đòi hỏi các DN XK hàng TCMN phải liên tục thay đổi mẫu cho phù hợp với các mùa trong năm…

 

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng TCMN, các DN nên chủ động liên kết xây dựng cụm sản xuất TCMN, hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh để đáp ứng được các đơn hàng lớn, xây dựng đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp biết nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng; đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng lao động, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi. Bên cạnh đó, các DN mong muốn Nhà nước có chế độ thuế riêng đối với nguyên liệu "đầu vào", không nên bắt buộc DN phải có hóa đơn tài chính với các nguyên liệu thuộc phế liệu, thứ liệu... khi mua từ nông dân, đồng thời cho phép DN sản xuất hàng TCMN mua nguyên liệu nộp thuế thay người bán...

(Theo Hanoimoi Online)

  • Thị trường nội thất trong nước: Có kịp nắm lấy cơ hội?
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sản xuất cầm chừng
  • Nghĩ khác về gốm
  • Quê hương trong đá
  • Giải pháp phát triển ngành mây, tre Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container