Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

3,6 tỉ USD đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Lễ Khởi công xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong
Lễ Khởi công xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong

Sáng 31/10, tại khu vực Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh khởi công xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong. Dự án do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 3,6 tỉ USD.

Phát biểu tại buổi lễ phát động, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Đây là lần đầu tiên Việt Nam xây dựng Cảng trung chuyển container quốc tế lớn, có tầm cỡ khu vực, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong tương lai”. Thủ tướng cũng lưu ý UBND tỉnh Khánh Hòa và các cấp chính quyền địa phương cần thực hiện đúng tiến độ giải phóng mặt bằng để dự án được thực hiện thuận lợi; chú trọng chăm lo tốt hơn đời sống đồng bào vùng tái định cư; tiến hành lập các dự án cần thiết cho Khu kinh tế Vân Phong.

Cảng Vân Phong được xây dựng trên chiều dài hơn 12.500m, bao gồm 42 bến cảng, đảm bảo khả năng trên 200 triệu tấn hàng hóa thông quan mỗi năm. Trong giai đoạn khởi động, chủ đầu tư sẽ xây dựng hai bến cảng chiều dài 690 m, có khả năng tiếp nhận tàu container sức chở 9.000 TEU, đáp ứng lượng hàng thông qua cảng đạt 710.000 TEU/năm.

Cảng nằm trong khu vực vịnh Vân Phong - là nơi duy nhất được bố trí làm cảng trung chuyển container quốc tế trong quy hoạch tổng thể cảng biển Việt Nam đến năm 2020. Vịnh Vân Phong có độ sâu tự nhiên rất lớn. Trong tổng số 110 km bờ biển có thể làm cảng, có tới 60 km có độ sâu từ 15-22 m. Luồng vào cảng ngắn, có độ sâu trên 22 m, chiều rộng luồng nơi hẹp nhất là trên 400 m, cho phép tàu có thể lưu hành hai chiều thuận tiện và an toàn.

Theo Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam, việc xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong chia làm 4 giai đoạn, khi hoàn chỉnh (sau năm 2020) có quy mô gồm 37 bến cảng với tổng chiều dài bến 12.590 mét, khả năng đáp ứng lượng hàng thông qua cảng đạt 14,5 - 17 triệu TEU/ năm.

(Theo Doãn Hiền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Khởi động Vân Phong - bước tiến ra biển lớn
  • Việt Nam có thêm một con tàu dịch vụ dầu khí, trị giá hơn 20 triệu USD
  • Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa
  • Hơn 3,6 tỉ USD đầu tư xây dựng cảng Vân Phong
  • CFS - Hướng đi đầy triển vọng của Cảng Đà Nẵng
  • Nhiều tàu biển bạc tỉ bị “bỏ rơi
  • Cảng Sài Gòn: Không còn tình trạng tàu chờ đợi làm hàng
  • Đề nghị hãng tàu giải phóng hàng tồn tại cảng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container