Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

8.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng cảng cá và bến cá

Một góc khu cảng cá Nam Du, huyện Kiên Hải, Kiên Giang. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN).
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tại 28 tỉnh, thành phố ven biển.

Mục tiêu của quy hoạch là hoàn chỉnh hệ thống cảng cá, bến cá ven biển, đảo, các cửa sông, cửa lạch có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có năng lực khai thác lớn, đáp ứng nhu cầu neo đậu và dịch vụ hậu cần cho tàu cá và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đồng thời, các bến cá nhân dân sẽ từng bước được nâng cấp và củng cố, tạo điều kiện cho cộng đồng ngư dân đánh bắt nghề thủ công ven bờ cải thiện điều kiện sản xuất, đảm bảo an toàn và đáp ứng một phần nhu cầu dịch vụ hậu cần, góp phần phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội và vệ sinh môi trường cho cộng đồng ngư dân vùng ven biển và hải đảo.

Theo quy hoạch được phê duyệt, đến năm 2020 sẽ có 211 cảng cá, bến cá với tổng lượng thủy sản qua cảng, bến là 2.360.000 tấn/năm.

Trong đó, tuyến bờ 178 cảng cá và bến cá với tổng lượng thủy sản qua cảng và bến là 2.145.000 tấn/năm; tuyến đảo có 33 cảng cá và bến cá với tổng lượng thủy sản là 215.000 tấn/năm.

Trong giai đoạn 2009-2012, quy hoạch ưu tiên đầu tư xây dựng các cảng cá loại I, các dự án đang đầu tư dở dang, có tính cấp thiết và các cảng cá có thể kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão đã hoặc đang xây dựng.

Giai đoạn sau 2012, sẽ căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu phát triển, một số cảng cá có vị trí phù hợp sẽ được bổ sung và nâng cấp thành cảng cá quốc tế.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án cảng cá, bến cá đến năm 2020 là 8.000 tỷ đồng, phân kỳ thành 3 giai đoạn. Giai đoạn từ 2009-2012, với số vốn 2.303 tỷ đồng, các đơn vị sẽ tập trung đầu tư hoàn thành các cảng cá loại I, các dự án ưu tiên và một số dự án cảng cá loại II đang đầu tư xây dựng dở dang và các cảng cả có thể kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão đã hoặc đang xây dựng.

Giai đoạn 2013-2015, các công trình cảng cá, bến cá trọng điểm theo quy hoạch trong cả nước sẽ được đầu tư với số vốn 3.926 tỷ đồng.

Từ 2016-2020, các công trình còn lại sẽ được đầu tư với số vốn 1.771 tỷ đồng.

Vốn đầu tư thực hiện quy hoạch sẽ được huy động từ nhiều nguồn như Ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương, vốn của các thành phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư, tài trợ từ nước ngoài./.

(TTXVN/Vietnam+) 

Bài thuộc chuyên đề: Việt Nam: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Cảng Đà Nẵng - cửa ngõ tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây
  • Thị trường hàng không nội địa lo mất tiền cho đối tác ngoại
  • Cảng Cát Lái có máy soi container
  • Hãng hàng không Đông Dương... biến mất?
  • Vận tải hàng không quốc tế tăng trưởng mạnh
  • “Ổ gà” ở cảng Cái Mép
  • Boeing tăng tốc sản xuất trở lại
  • Sức hút kinh tế cửa khẩu ở An Giang
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container