Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảng biển Việt Nam - Bao nhiêu tiền cho hết lạc hậu?

 Có quá nhiều bến cảng (nếu tính về số lượng) và quá ít cảng đáp ứng yêu cầu (tính về quy mô và chất lượng) là nhận định chung của nhiều chuyên gia về thực trạng cảng biển Việt Nam hiện nay. Không thể tưởng tượng nổi là chỉ có 1,37% trong số hơn 330 cầu bến của cả nước có thể đáp ứng cho tàu trên 5 vạn DWT vào làm hàng.

Bến cảng lạc hậu, năng suất xếp dỡ thấp

Trên thực tế, với hơn 330m cầu bến với tổng chiều dài 39.951m (25.993 m dài bến hàng tổng hợp, container và 13.958 m dài bến hàng chuyên dùng, gần gấp 2 lần so với năm 1999), 35 luồng vào cảng quốc gia công cộng và 12 luồng vào cảng chuyên dùng, cơ sở hạ tầng cảng biển Việt Nam vẫn luôn được xếp vào hàng yếu kém về chất lượng, lạc hậu về trình độ kỹ thuật công nghệ so với yêu cầu và các nước tiên tiến trong khu vực.

Thiếu cầu bến cho tàu trọng tải lớn, đặc biệt là các bến cho tàu container vận hành trên tuyến biển xa là một “đặc điểm nổi bật” của hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay. Thống kê cho thấy, số lượng cầu bến đáp ứng cho tàu trên 5 vạn DWT làm hàng chỉ chiếm 1,37% và chủ yếu là cho hàng chuyên dùng. Cầu bến cho tàu 2 - 5 vạn DWT chiếm 21,43% (hàng tổng hợp 15,9%), cho tàu 1 - 2 vạn DWT chiếm 39,72% (hàng tổng hợp 24,31%) và cho tàu dưới 1 vạn DWT chiếm 38,46% (hàng tổng hợp 24,85%).

Khảo sát cho thấy, trừ một số bến mới được xây dựng đưa vào khai thác gần đây được trang bị các thiết bị xếp dỡ tương đối hiện đại còn lại hầu hết các bến cảng vẫn sử dụng các thiết bị bốc xếp thông thường, quản lý điều hành quá trình bốc xếp bảo quản giao nhận hàng hóa với kỹ thuật công nghệ lạc hậu nên năng suất xếp dỡ của các cảng rất thấp. Bình quân năng suất xếp dỡ hàng tổng hợp 3.000 - 4.000 t/m dài bến, hàng container 12 - 25 thùng/cẩu - giờ, chỉ bằng khoảng 50 - 60% năng suất của các cảng tiên tiến trong khu vực.

990 nghìn tỷ đồng cải thiện hệ thống cảng biển

Được biết, theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 mà Bộ GTVT vừa trình Chính phủ phê duyệt, hệ thống cảng biển và luồng vào cảng sẽ được đầu tư đồng bộ và hiện đại.

Cụ thể, sẽ xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong cho tàu container có trọng tải lớn và cực lớn (9.000 TEU đến 15.000 TEU); cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (khi có điều kiện), tiếp nhận được tàu trọng tải 8 - 10 vạn DWT, tàu container 4.000 - 8.000 TEU; các cảng đầu mối chuyên dùng để tiếp chuyển hàng rời, hàng lỏng để phục vụ các khu công nghiệp cho tàu 7 - 20 vạn DWT (bến hàng rời) và 15 - 30 vạn DWT (bến hàng lỏng); Bến khách du lịch với nhà ga hành khách hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế phục vụ tàu khách du lịch quốc tế đến 10 vạn GRT tại các trung tâm du lịch lớn. Chú trọng cải tạo nâng cấp các cảng hiện có để khắc phục tình trạng yếu kém về chất lượng và lạc hậu về kỹ thuật công nghệ.

Để đạt được mục tiêu, quy mô phát triển hệ thống cảng biển nêu trên, cần có khoảng 810 - 990 ngàn tỷ VNĐ, trong đó riêng đến năm 2020 là 360 - 440 ngàn tỷ VNĐ. Cũng theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 thì nguồn vốn ngân sách sẽ chủ yếu dùng để đầu tư cho các hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng cảng biển cấp thiết, tại các khu vực trọng điểm (đê ngăn sóng chắn cát, nạo vét và xây dựng công trình chỉnh trị ổn định luồng chạy tàu, trục giao thông nối mạng quốc gia,…).

Nguồn vốn này dự tính cho cả giai đoạn đến 2030 khoảng 95 - 150 ngàn tỷ VNĐ (đến năm 2020 khoảng 45 - 70 ngàn tỷ VNĐ) chiếm khoảng 12% - 15% tổng mức đầu tư. Số còn lại sẽ huy động từ các doanh nghiệp cho đầu tư cảng trong cả giai đoạn đến 2030 khoảng 715 - 840 ngàn tỷ VNĐ (đến năm 2020 khoảng 315 - 370 ngàn tỷ VNĐ).


 

(Theo Báo GTVT/vietnamshipper)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Vũ Hán lên kế hoạch cho cảng sông lớn nhất châu Á
  • Diện mạo cảng biển Việt Nam đến năm 2030
  • Phát triển hệ thống cảng biển Hải Phòng : Gánh nặng... oằn lưng !
  • Hàng container thông qua cảng tăng 16%
  • Việt Nam tăng cường hợp tác hàng hải với Hà Lan
  • Khai thác dịch vụ cảng biển tại Bà Rịa – Vũng Tàu: Cảng thì to, đường thì nhỏ
  • Hiệp hội vận tải khiếu nại việc thu phí giao thông
  • Tải trọng cầu - đường không đồng bộ: Doanh nghiệp vận tải lao đao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container