Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảng Hải Phòng: Nỗi niềm thiếu... container lạnh

Thời điểm này các DN kinh doanh cảng, kho bãi của thành phố Hải Phòng... thiếu container lạnh, gây nhiều hệ lụy cho XNK

Trong vòng nửa tháng trở lại đây, lượng container lạnh tại các kho bãi khu vực các cảng Hải Phòng giảm mạnh. Nguyên nhân trực tiếp là do sau khi lệnh “cấm biên” tạm thời dỡ bỏ, các chủ hàng Việt Nam nhanh chóng đưa các container lạnh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu… chứa thực phẩm đông lạnh sang Trung Quốc để hạn chế chi phí lưu kho. 

Khảo sát nhanh tại các bãi container và các cảng khu vực Hải Phòng cho thấy, đa số các kho bãi, cảng này chỉ còn rất ít container lạnh nằm lại. Phần lớn đều là container lạnh mới về chưa được 10 ngày. Thông tin từ Xí nghiệp xếp dỡ cảng Chùa Vẽ - đơn vị khai thác cảng container lớn nhất khu vực miền Bắc – hiện tại cảng này cũng chỉ có khoảng 100 container lạnh nằm chờ chuyển đi. Đa số đều mới đưa về trong vòng 15 ngày qua, số tồn đọng trên 15 ngày là không đáng kể. Theo một cán bộ Phòng Điều độ cảng Hải Phòng, thời điểm này các DN kinh doanh cảng, kho bãi của thành phố thậm chí còn... thiếu container lạnh để phục vụ.

Còn nhớ, thời gian cao điểm các tháng 4,5,6 năm 2010, khi hoạt động thông quan biên giới Việt Nam – Trung Quốc bị “tắc”, lượng container lạnh ùn tắc chỉ riêng tại bãi cảng Hải Phòng đã lên tới 1.100 container. Còn trên toàn bộ kho bãi, các các cảng khu vực Hải Phòng lên tới hơn 3.000 container hàng đông lạnh. Thời gian tồn đọng trên 30 ngày, thậm chí có trường hợp lên tới 60, hoặc 90 ngày.

Tình hình tồn đọng container lạnh đã tạo áp lực rất lớn lên khả năng phục vụ của các DN làm dịch vụ kho bãi. Đến nỗi cảng Hải Phòng phải thông báo dừng tiếp nhận container lạnh tạm nhập, tái xuất hoặc chuyển khẩu. Và chỉ tiếp nhận các container lạnh chở hàng đông lạnh nhập khẩu vào nội địa.

Sau thời điểm này, tức là khi lệnh cấm biên được dỡ bỏ, lượng container lạnh tồn đọng đã được đưa hết khỏi khu vực Hải Phòng, hoạt động làm hàng container lạnh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu trở lại bình thường như trước.

Tới 11/9/2010, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 33/2010/TT-BCT, quy định việc kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam đối với phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh và không đông lạnh. Theo đó, từ 1/10/2010 sẽ tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam đối với phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh, không đông lạnh. Như vậy, với quy định này, thì chỉ có container chở thực phẩm đông lạnh, không đông lạnh không chứa phủ tạng gia súc mới được đưa về các cảng, kho bãi khu vực Hải Phòng.

Theo một DN chuyên làm dịch vụ tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, vấn đề container lạnh tại khu vực Hải Phòng phụ thuộc chủ yếu vào lệnh mở, hay đóng cửa tạm thời biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc. Nếu như biên giới mở cửa, thì kinh doanh dịch vụ tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu... container lạnh đem lại doanh thu, lợi nhuận cao hơn so với hàng container thông thường. Mặt khác, không có chủ hàng nào muốn lưu giữ container lâu dài tại cửa khẩu, vì chi phí lưu kho bãi tăng luỹ tiến theo thời gian tồn đọng container. Đa số ý kiến DN và cảng Hải Phòng đều khẳng định, nếu biên giới mở cửa bình thường, thì khu vực Hải Phòng thừa sức phục vụ sản lượng container nói chung, container lạnh nói riêng theo hình thức tạm nhập, tái xuất, hay chuyển khẩu. Việc phục vụ chỉ trở nên căng thẳng nếu biên giới bị đóng cửa, gây tồn đọng container tại cửa khẩu.

Như vậy, vấn đề không phải là cấm nhập, tạm nhập tái xuất hay chuyển khẩu loại container, hàng hoá nào. Mà là phải duy trì được ổn định qua hệ giao lưu thương mại khu vực biên giới. Có làm như vậy mới đảm bảo DN khai thác, thu phí dịch vụ với các mặt hàng, loại container có phí dịch vụ cao.

(Theo Hoàng Yến // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Dự án Cái Mép - Thị Vải: Cảng hay cầu?
  • Tân Cảng Cái Mép cuối năm đi vào hoạt động
  • Dự án khu neo đậu tàu thuyền tránh bão ở TT-Huế: Vì sao dân phải đợi thêm năm nữa?
  • Tranh cãi về phí THC
  • Máy soi container mới chỉ đạt 40% công suất
  • Luồng cạn hạn chế năng lực vận tải
  • Tái cơ cấu Vinashin theo hướng nào?
  • Các hãng hàng không trên thế giới đạt lợi nhuận 8.9 tỷ đôla
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container