Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Máy soi container mới chỉ đạt 40% công suất

Vận hành máy soi container tại cảng Cát Lái. Ảnh: Vũ Thược

Máy soi container tại cảng Cát Lái (quận 2, TPHCM) hiện chỉ kiểm tra được khoảng 40 container/ngày, đạt 40% công suất máy. Nguyên nhân là do lượng hàng tập kết tại khu vực kiểm tra ít so với năng lực kiểm tra khi số xe phục vụ việc vận chuyển hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu.

Ông Tôn Thanh Phong, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 (cảng Cát Lái) - đơn vị đang vận hành máy soi container cho biết.

Theo ông Phong, sau những trục trặc thời gian đầu, hiện nay máy soi container, thiết bị soi hàng hiện đại đầu tiên do Chính phủ Nhật tài trợ đã hoạt động ổn định, số lượng hàng được thông quan bằng máy soi liên tục tăng, tháng sau tăng hơn tháng trước 10%.

Tuy nhiên, máy vẫn chưa thể hoạt động hết 100% công suất do lượng hàng đưa về khu vực kiểm tra bằng máy ít. Nguyên nhân là số lượng đầu xe do Công ty Tân Cảng cung cấp phục vụ vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp hiện chưa đáp ứng được nhu cầu. “Số lượng đầu xe của Công ty Tân Cảng phục vụ việc vận chuyển hiện nay theo họ cho biết chỉ khoảng 6-7 chiếc. Vì vậy, doanh nghiệp thường phải xếp hàng đợi”, ông Phong cho biết.

Theo ông Hoàng Việt Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, dự kiến trong quí 1-2011, thêm một máy soi container sẽ được đưa vào vận hành tại bãi kiểm tra tập trung cảng Hải Phòng (Cục Hải quan Hải Phòng). Chiếc máy container này cũng do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, có giá trị tương đương máy đã sử dụng tại cảng Cát Lái.

“Trong tương lai xa hơn, cũng sẽ có thêm một số máy soi nữa nhưng thời điểm này chưa thể nói cụ thể” - ông Cường nói.

Cũng theo ông Phong, để giải quyết vấn đề này, một số doanh nghiệp dùng phương án thuê xe từ bên ngoài hoặc dùng xe tự có. Tuy nhiên, số lượng không nhiều và cũng không hiệu quả do một số lý do. Ông Phong nói: “Ngành hải quan đang đề nghị Công ty Tân Cảng tăng cường đầu xe để đáp ứng kịp với đăng ký của doanh nghiệp nhằm giúp công tác thông quan hàng hóa được thực hiện tốt hơn”.

Về chi phí vận chuyển hàng hóa khi thực hiện kiểm tra bằng máy soi container, ông Phong cho biết: chi phí trọn gói là 350.000 đồng/1 container 20 feet; 510.000 đồng/1 container 40 feet với chiều dài dưới 2km. Trong khi đó, tổng chi phí cho doanh nghiệp kiểm tra hàng thủ công (bao gồm chuyển bãi và bốc dỡ hàng) ở mức 436.000 đồng/container.

Máy soi container được đưa về vận hành tại cảng Cát Lái (quận 2) vào ngày 2-4 năm nay theo một chương trình tài trợ của Chính phủ Nhật Bản với tổng trị giá khoảng 9,6 triệu đô la Mỹ. Đây là máy soi container đầu tiên tại Việt Nam giúp rút ngắn thời gian 4-6 lần so với kiểm tra thủ công, phát hiện nhanh các hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng cấm… Trong quá trình hoạt động, máy soi container này đã phải tạm ngưng vận hành hai lần do một số trục trặc về kỹ thuật và quy định.

(Theo Minh Tâm // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Luồng cạn hạn chế năng lực vận tải
  • Tái cơ cấu Vinashin theo hướng nào?
  • Các hãng hàng không trên thế giới đạt lợi nhuận 8.9 tỷ đôla
  • Kiến nghị những giải pháp phát triển cảng biển
  • Doanh nghiệp vận tải "kích cầu"
  • Nhà đầu tư bến, bãi đậu xe muốn được hỗ trợ thêm
  • Nâng vị thế của cảng biển Việt Nam với quốc tế
  • A330 vẫn là sự lựa chọn phổ biến cho các chuyến bay đường dài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container