Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tranh cãi về phí THC

Ảnh minh họa: Đức Thanh
Việc cộng phí xếp dỡ hàng hoá tại cảng (THC - Terminal Handling Charge) vào trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu theo quy định của Tổng cục Hải quan đang gây nhiều tranh cãi.
 
Chỉ thời gian ngắn sau khi Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) có Công văn 1309/TCHQ-KTTT gửi Cục Hải quan Hải Phòng quy định cộng phí THC vào trị giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu, Công ty cổ phần Cáp điện LS- Vina (TP.Hải Phòng) đã có Công văn số 100316/CVLS kiến nghị về một số điểm bất hợp lý của quy định này.

Công ty LS Vina Cable cho rằng, việc Tổng cục Hải quan yêu cầu Hải quan các địa phương và doanh nghiệp thực hiện ngay nội dung phí THC phải là một phần của trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu là hoàn toàn “bất hợp lý”, bởi như vậy, cùng một khoản phí, doanh nghiệp phải nộp thuế 2 lần.

Ngày 4/6/2010, trong Công văn số 7164/BTC-TCHQ trả lời những khúc mắc của Công ty LS-Vina và Công ty Ô tô Việt Nam-Daewoo (Hà Nội) về phí THC, trong đó, ngoài Thông tư 40/2008/TT-BTC, Bộ Tài chính đã dẫn thêm một căn cứ là điểm đ, khoản 1, Điều 13, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ để tái khẳng định: “Phí THC có liên quan trực tiếp đến bốc, dỡ, xếp và chuyển hàng tại cảng đi, cảng đến, cảng trung chuyển là khoản phải cộng khi xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu”. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu vẫn không đồng tình với cách giải thích này của Bộ Tài chính.

Về thực chất, phí THC là cước dịch vụ xếp dỡ hàng container ở cảng đi, cảng đến và các chi phí liên quan khác mà hãng tàu thu từ chủ hàng. Trước kia, phí THC được hãng tàu tính gộp trong cước vận tải biển. Vướng mắc chỉ nảy sinh từ khi các hãng tàu đồng loạt tách phí THC ra khỏi cước vận tải đối với hàng hóa xuất nhập khẩu và áp dụng mức thu riêng là 75 - 80 USD với container 20 feet và 120-130 USD với container 40 feet (tuỳ từng hãng tàu). Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã không kê khai khoản phí THC vào tờ khai hải quan khi tính thuế hàng nhập khẩu, bởi trên hợp đồng vận chuyển là CIF và CNF đã thể hiện khoản phí này.

Ông Phùng Văn Quang, Giám đốc Công ty Vinabridge Ltd, cho biết, khi giao hàng theo điều kiện vận chuyển là CY-CY (bãi tới bãi), thì các phí bốc hàng từ tàu xuống bãi tại cảng đến đã bao gồm trong cước vận tải, vì khi tàu chở hàng về đến cảng Việt Nam, dỡ hàng đặt xuống cảng thì mới kết thúc trách nhiệm của người vận chuyển. “Theo tôi, việc cộng thêm phí THC vào trị giá tính thuế là không đúng, bởi theo điều kiện vận chuyển CY-CY, thì cước vận chuyển đã bao gồm phí này rồi”, ông Quang nói. Hơn nữa, theo thông lệ mua bán quốc tế, khi mua hàng theo điều kiện giá CIF hay CNF, thì người bán ở nước ngoài đã trả cước vận chuyển và các chi phí liên quan khác, kể cả chi phí bốc hàng lên tàu và dỡ hàng tại cảng đến.

Tại Công văn 1309/TCHQ-KTTT có quy định: “Trường hợp trong phí THC đã bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp ở Việt Nam thì được khấu trừ khoản thuế giá trị gia tăng này ra khỏi trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu”. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp đang lấn cấn là, có hay không việc một số trường hợp đã được hoàn thuế và chỉ tính thuế 1 lần, còn những trường hợp khác lại không được hoàn thuế.

Theo một doanh nghiệp làm đại lý xuất, nhập khẩu, Công ty Toyota Việt Nam và một số doanh nghiệp khác đã được hoàn thuế hoặc khấu trừ thuế đầu vào. Trong khi đó, đại diện của Công ty LS - Vina cho biết, doanh nghiệp này không được hướng dẫn về việc hoàn thuế.

(Theo Đồng Yến - Thu Hằng // Báo đầu tư)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Máy soi container mới chỉ đạt 40% công suất
  • Luồng cạn hạn chế năng lực vận tải
  • Tái cơ cấu Vinashin theo hướng nào?
  • Các hãng hàng không trên thế giới đạt lợi nhuận 8.9 tỷ đôla
  • Kiến nghị những giải pháp phát triển cảng biển
  • Doanh nghiệp vận tải "kích cầu"
  • Nhà đầu tư bến, bãi đậu xe muốn được hỗ trợ thêm
  • Nâng vị thế của cảng biển Việt Nam với quốc tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container