Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cảng quốc tế tại Bà Rịa-Vũng Tàu mở cửa

Cảng quốc tế SP-PSA trên sông Thị Vải, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chính thức hoạt động hôm 29-5, với năng lực có thể đón các tàu lớn có trọng tải lên đến 80.000 DWT (tấn quy đổi), sau hơn một năm rưỡi xây dựng.

 

Liên doanh chủ đầu tư dự án, được thành lập bởi Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Cảng Sài Gòn (SP) và Cảng PSA của Singapore, cho biết cảng SP-PSA có thể xem là cảng container nước sâu mở cửa đầu tiên tại khu vực Bà Rịa-Vũng Tàu.

 

Trong lễ khánh thành, nhà đầu tư cũng công bố việc đón chiếc tàu đầu tiên của hãng APL mang tên APL Alexandrite vào ngày 28-5. Tàu APL Alexandrite tải trọng 59.560 tấn có sức chứa 3.821 TEU (đơn vị đo tính bằng container 20 feet).

 

Dự án cảng SP-PSA với tổng diện tích 54 héc ta nằm trong quy hoạch phát triển cụm cảng nước sâu tại khu vực Cái Mép-Thị Vải đến năm 2010 định hướng đến năm 2020. Đây cũng là một trong những dự án cảng nhằm phục vụ cho kế hoạch của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về việc dời các cảng trên sông Sài Gòn nằm trong khu vực nội thành TPHCM ra ngoại thành và các tỉnh lân cận là Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.

 

Đại diện chủ đầu tư, ông Mai Văn Phúc, Tổng giám đốc Vinalines, cho biết dự án cảng SP-PSA bao gồm hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 210 triệu đô la Mỹ cho việc xây dựng hai bến container có tổng chiều dài 600 mét. Giai đoạn 2 với quy mô tương tự sẽ được tiến hành ngay sau đó.

 

Hiện tại, giai đoạn 1 đã hoàn tất giúp cảng SP-PSA có công suất xếp dỡ là 1,1 triệu TEU mỗi năm và con số này sẽ được nâng lên gấp đôi sau khi giai đoạn 2 của dự án được hoàn thành, tương đương 25 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

 

Tại khu vực Cái Mép-Thị Vải hiện nay có các dự án cảng nước sâu khác cũng đang trong quá trình xây dựng như dự án cảng do liên doanh giữa STIC và tập đoàn Hutchison Ports (Hong Kong) triển khai, dự án thuộc liên doanh giữa Cảng Sài Gòn và tập đoàn A.P. Moller-Maersk (Đang Mạch), dự án do Vinalines và SSA Marine (Mỹ) cùng hợp tác đầu tư...

 

Theo quy hoạch phát triển nhóm cảng biển số 5 của Bộ GTVT, cảng biển thuộc khu vực TPHCM, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ có tổng công suất thông qua 53 triệu tấn hàng hóa vào năm 2010. Tuy nhiên, trên thực tế, trong vài năm gần đây, lượng hàng hóa thông qua nhóm cảng này đã vượt 70 triệu tấn hàng năm, đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng quá tải, ùn tắc hàng hóa liên tục tại các cảng ở TPHCM trong thời gian qua.

 

Cục Hàng hải Việt Nam đang có kế hoạch điều chỉnh quy hoạch phát triển của nhóm cảng số 5 này, hướng tới việc nâng công suất quy hoạch cho thời điểm 2010 lên 75 triệu tấn hàng hóa thông qua và đến năm 2020 con số này sẽ là 222 triệu tấn

 

TheoVietnamshipper/TheSaigonTimes

 

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Hàng hóa vận tải hàng không toàn cầu giảm 21.7%
  • “Giải thoát” cho vận tải biển
  • Quy hoạch hệ thống cảng biển đến 2030
  • Bốc xếp hàng xuất khẩu qua cảng Cát Lái tăng 13%
  • Tắc cảng: Lợi ích "hai nhà" không gặp nhau
  • Hàng hóa qua Cảng Đà Nẵng tăng đột biến
  • Doanh nghiệp vận tải biển gồng mình đương đầu với thử thách
  • Xây dựng tổng kho phân phối hàng hóa VDA - Hậu Giang
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container