Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cầu - đường bất nhất về tải trọng container?



 Do thiếu thống nhất trong việc cân đo, tính toán tải trọng xe để bảo vệ cầu đường, nhiều xe tải được trạm cân “gật đầu” cho qua nhưng lại bị cảnh sát giao thông “tuýt” dừng lại.

 Theo Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM, với những quy định hiện hành, tất cả xe đầu kéo container ở Việt Nam chỉ cần chở chưa tới 1/3 trọng lượng hàng hóa so với thông lệ quốc tế đã phạm luật. Tỷ lệ ít nhất 80% xe đầu kéo container phạm luật đã lý giải vì sao lái xe sợ cảnh sát giao thông "như sợ cọp”.

 

Trạm cân cho qua, công an "tuýt còi"

 

Đồng Nai là một trong những địa phương tích cực trong giải quyết “nạn chở quá tải” bằng việc tăng cường lập chốt trạm kiểm tra, xử lý tải trọng xe. Sau gần một tháng triển khai, giới tài xế đã “khóc ròng” khi nơi đây song song tồn tại hai cách tính tải trọng khác nhau trên cùng một phương tiện. Nhiều doanh nghiệp vận tải và tài xế đã phải hủy bỏ hợp đồng vận chuyển đi qua Đồng Nai vì sợ bị phạt và tạm giữ giấy phép lái xe.

Trong khi trạm cân Dầu Giây (Đồng Nai) áp dụng cách tính theo tải trọng trục (cầu xe) thì Công an Đồng Nai lại áp dụng hình thức cân xe theo tổng trọng tải để xử phạt. Do đó, nhiều xe không vượt quá giới hạn cho phép về tổng trọng tải và tải trọng trục xe khi đi qua trạm cân Dầu Giây nhưng lại bị cảnh sát giao thông Đồng Nai xử phạt (phạt tiền và tạm giữ giấy phép lái xe).

 

Anh Nguyễn Thanh Phong, tài xế xe đầu kéo container 57H…69, cho biết mới đây anh có hợp đồng kéo container (xe ba cầu) đi Bình Thuận, đi qua Trạm cân Dầu Giây ngon lành nhưng tới huyện Xuân Lộc đã bị tổ tuần tra cảnh sát giao thông Đồng Nai chặn lại. 

 

Cảnh sát giao thông đã lập biên bản xe anh Phong với lý do xe chở quá tải và tạm giữ giấy phép lái xe. “Bức xúc vì chỉ cách nhau một đoạn không xa mà chỗ cho qua, người thổi phạt, tôi đã cự cãi thì bị một cảnh sát giao thông dọa lập biên bản chống người thi hành công vụ”, anh Phong than thở.

 

Theo quy định về cắm biển báo tải trọng cầu hiện nay, hầu hết các cầu ở Việt Nam chỉ cho phép tổng tải trọng cả xe và hàng hóa là 18 - 25 tấn, trong khi riêng xe đầu kéo rơ moóc chưa chở hàng hóa đã nặng gần 18 tấn. Do vậy, nếu tính theo biển báo tải trọng cầu thì chỉ được phép kéo container không quá 10 tấn. Trong khi đó theo thông lệ quốc tế, trọng lượng hàng hóa cho phép chứa trong một container khoảng 30,4 - 32,7 tấn.

 

Đánh đố doanh nghiệp vận tải

 

Theo Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM, hiện trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ cả nước, việc đan xen các cây cầu cắm biển báo tải trọng khác nhau đang thực sự “đánh đố” các doanh nghiệp vận tải. Hàng loạt bất cập, vô lý trong hệ thống giao thông đường bộ tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã khiến giới vận tải hàng hóa bằng container gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, ở các tuyến quốc lộ 1, 80, 91, tỉnh lộ 30 và đường vào các khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang)…, đường cắm biển báo trọng tải đường (tính theo tải trọng trục xe là 10 tấn mỗi trục), còn phần lớn cầu lại cắm biển báo trọng tải theo cách tính trọng tải của xe.

Căn cứ vào các biển báo hướng dẫn đó, các xe vận tải chuyên dụng chở container được phép đi trên tuyến đường khi không quá tải trọng trục, nhưng khi qua cầu sẽ bị phạt vì cầu có tải trọng ghi trên biển báo quá thấp so với tổng trọng tải của xe.

Ví dụ, cầu Trà Nóc với biển báo ghi 20 tấn, cầu Bình Thủy 20 tấn, mặc dù đây là những cầu dẫn vào khu công nghiệp Trà Nóc. Tương tự, cầu Voi ở Long An cắm biển báo chỉ 20 tấn hoặc nhiều cầu trên quốc lộ 80 vốn dĩ là tuyến độc đạo chạy qua nhiều tỉnh nhưng biển báo tải trọng chỉ 18 - 25 tấn.

Hệ quả là các xe vận tải bằng container chạy thì vi phạm luật, còn nếu không ra vào các khu công nghiệp thì doanh nghiệp vận tải hàng hóa không giao nhận được hàng hoá, không thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết với đối tác, bạn hàng. Từ đó, các doanh nghiệp vận tải buộc phải phạm luật, “nhắm mắt… qua cầu”.

Trước những bất cập của hệ thống cầu đường, biển báo, Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM mới đây đã có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Cục Đường bộ Việt Nam… nghiên cứu để có sự hướng dẫn thống nhất, dỡ bỏ hàng rào cản trở doanh nghiệp vận tải, kìm hãm sự phát triển kinh tế.
 

"Không thể nói lái xe vô tình vi phạm quá tải"

Ông Vũ Xuân Trường, Trưởng phòng Khoa học - Công nghệ, Cục Đường bộ Việt Nam, cho biết theo quy định hiện hành, cầu tính tải trọng theo trục, còn đường tính theo tổng tải trọng xe. Tuy nhiên, hệ thống cầu ở Việt Nam hiện nay có trọng tải tương đối thấp nên xe quá tải thường xuyên qua lại sẽ dẫn đến nguy cơ gãy cầu. Theo ông Trường, mục đích của việc khôi phục trạm cân chính là bảo vệ cầu đường nên việc tính trọng tải xe theo trục là hợp lý.

“Các lái xe đều được dạy kỹ về tổng trọng tải, trọng tải trục xe nên không thể nói họ vô tình vi phạm quá tải”, ông Trường nói. Theo ông, thanh tra giao thông dựa vào Quyết định 60 về giới hạn xếp hàng của ô tô tải tham gia giao thông trên đường bộ và công bố tải trọng của đường bộ để xử phạt các trường hợp vi phạm trọng tải tính theo trục xe. Còn cảnh sát giao thông dựa vào giấy phép đăng kiểm để xử phạt, đều hợp lý và đúng luật.
 
“Ở nhiều nước, việc vi phạm trọng tải bị xử phạt rất nặng nên doanh nghiệp đã trang bị cân trọng tải ngay tại khu xếp hàng hóa. Có lẽ chúng ta cũng nên học hỏi điều này”, ông Trường nói.

 

 

(Theo Vietnamnet // Vietnamshipper)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Tuyến Pacific Express Của Maersk Line – Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Hóa Ngắn Nhất Từ Miền Nam Việt Nam Đến Bờ Tây Hoa Kỳ
  • Tàu chở hàng Việt Nam bị lật tại eo biển Malacca
  • Xây dựng cảng biển: Không thể thiếu những cái bắt tay
  • Mở luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
  • Lượng tàu container đang hoạt động giảm 4%
  • Cước vận tải khó tăng quá 15%
  • Ga Sóng Thần chiếm gần 70% lượng hàng hóa vận tải bằng đường sắt
  • Tái cơ cấu hệ thống cảng biển vùng kinh tế trọng điểm phía nam: Vươn ra biển lớn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container