Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đừng nên tham bát bỏ mâm

Trong nhiều năm qua, do luồng vào Cảng Hải Phòng không đáp ứng tàu lớn vào làm hàng, nên phải chuyển tải qua vùng biển thuộc khu vực Cửa Dứa trên Vịnh Hạ Long.

 Để đảm bảo phát triển bền vững cho Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long - kỳ quan của nhân loại đã được UNESCO yêu cầu bảo vệ tuyệt đối, ngày 28-8-2007, Bộ GTVT đã ra Quyết định số 44/2007/QĐ-GTVT yêu cầu  trước ngày 31-12-2009 chấm dứt hoàn toàn việc chuyển tải của tàu thuyền vào cảng biển Hải Phòng tại vùng nước Hòn Gai - Quảng Ninh. Theo đó, các tàu xếp dỡ chuyển tải tại các điểm neo HL2, HL3, HL4, HL5, HL11, HL12 và HL15 (khu vực thuộc Cửa Dứa - Vịnh Hạ Long) sẽ phải dịch chuyển sang vị trí mới tại khu vực Hòn Nét (Cẩm Phả).


Tàu vào làm hàng tại Cảng Cái Lân.

Việc Bộ GTVT chấm dứt nơi chuyển tải hàng hóa nằm trọn vẹn trong vùng bảo vệ tuyệt đối của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long là hết sức đúng đắn và hợp lý, nhận được sự đồng thuận lớn của nhân dân cũng như cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc này đã khiến Cảng Hải Phòng và khách hàng của Cảng Hải Phòng không bằng lòng. Lý do đưa ra là bởi với địa điểm chuyển tải ở Hòn Nét (Cẩm Phả) chi phí chuyển tải, thời gian chuyển tải hàng, cảng phí cho tàu lớn tăng, tốc độ giải phóng tàu giảm… Do đó, Cảng Hải Phòng cùng các chủ tàu đã xin gia hạn lùi thời gian chấm dứt chuyển tải Vịnh Hạ Long. Theo các đơn vị này đề nghị thì mốc thời gian chấm dứt chuyển tải ở vùng biển Hòn Gai là khi Cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) xây dựng xong.

Từ chuyện xin gia hạn nói trên cho thấy, phía Cảng Hải Phòng cũng như các chủ tàu làm hàng tại cảng này hoàn toàn không có sự chuẩn bị cho việc này. Nói vậy bởi lẽ, cách đây hơn 2 năm, Bộ GTVT đã có thông báo về việc này. Như chúng ta đã biết, Cảng Lạch Huyện đã được xác định đầu tư với quy mô tầm cỡ. Do đó, việc xây dựng nó không thể giải quyết trong “ngày một ngày hai”. Cũng vì vậy, nếu đề xuất mốc chờ Cảng Lạch Huyện thì có lẽ môi trường Vịnh Hạ Long đã rơi vào trạng thái báo động rất nghiêm trọng bởi lưu lượng tàu vào làm hàng các năm. Không dừng lại ở đó, công tác bảo vệ Di sản Vịnh Hạ Long còn chính là việc thể hiện cam kết của Nhà nước ta với cộng đồng quốc tế khi vùng Vịnh này là Di sản “đúp”.

Trong thời gian qua, tất cả các văn bản đề nghị với Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT, Cảng Hải Phòng và các doanh nghiệp vận tải biển chỉ tập trung vào khó khăn duy nhất đó là thiệt hại về kinh tế. Tuy nhiên, xét về yếu tố kinh tế, năm 2009 Quảng Ninh đón 4,8 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế trên 2 triệu lượt); doanh thu trên 2.650 tỷ đồng (đó là chưa tính đến doanh thu của các doanh nghiệp lữ hành). Năm 2009, Cảng Hải Phòng xếp dỡ được 14 triệu tấn hàng hóa, đạt doanh thu 865 tỷ đồng (trong đó lượng hành hóa chuyển tải qua vùng biển Vịnh Hạ Long là 1,3 triệu tấn). Vậy việc thất thu phí xếp dỡ sản lượng khoảng 1,3 triệu tấn/năm có phải là quá lớn không? Trong khi đó, ô nhiễm môi trường từ quá trình chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa và sinh hoạt hàng ngày của đội ngũ thuyền viên, công nhân, cảng vụ, hải quan Hải Phòng tại khu vực này không còn là nguy cơ. Bên cạnh đó, điều lo ngại nhất là nguy cơ tàu thuyền và các phương tiện thủy tập trung xếp dỡ hàng hóa va chạm sẽ gây ra việc tràn dầu trên Vịnh Hạ Long… 



Phương tiện bốc dỡ hàng hoá được Cảng Quảng Ninh quan tâm đầu tư
nhằm đáp ứng giải phóng tàu nhanh.

Cần nhớ rằng, ngay từ đầu, chủ trương hình thành điểm chuyển tải tại khu vực Hạ Long chỉ là tạm thời, nhằm gỡ khó cho Cảng Hải Phòng. Sự “tạm thời” ấy cũng đã kéo dài khá nhiều năm, nay đã đến lúc cần phải chấm dứt. “Lợi bất cập hại”, lợi ích kinh tế là quan trọng, song sự bền vững môi trường Vịnh Hạ Long cần phải được ưu tiên trên hết. Một điều dễ nhận tháy là nếu không cấm hẳn việc chuyển tải trên vùng Vịnh Hạ Long thì với tốc độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa thông qua các cảng ngày càng tăng thì nguy cơ ô nhiễm môi trường cho Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long ngày càng lớn. Trong khi đó, Cảng Cái Lân chỉ cách vùng chuyển tải Cửa Dứa vài hải lý, lại có đủ điều kiện tiếp nhận tàu 4-5 vạn tấn vào trực tiếp làm hàng. Điều này cũng đảm bảo chiến lược phát triển cảng biển của Chính phủ khi quyết định đầu tư xây dựng cảng Cái Lân, góp phần giải quyết dứt điểm tình trạng tàu lớn không vào trực tiếp cảng Hải Phòng mà phải chuyển tải trên Vịnh làm phát sinh nhiều chi phí mất thời gian.

Để giải quyết vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo, giảm chuyển tải hàng hóa trên vùng biển Hòn Gai, Quảng Ninh. Theo đó, Phó Thủ tướng đã quyết định giao Bộ GTVT tiến hành phân loại hàng hóa để giảm bớt việc chuyển tải hàng hóa tại vùng cảng biển Hòn Gai (Quảng Ninh) của các tàu thuyền vào các cảng thuộc TP Hải Phòng. Dựa trên danh mục hàng có nguy cơ ô nhiễm, Bộ GTVT hướng dẫn các loại tàu chở hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật… không chuyển tải ở vùng cảng biển Hòn Gai mà đưa ra chuyển tải tại khu vực Hòn Nét hoặc cảng Cái Lân. Đồng thời, thống nhất về thủ tục, không để chủ tàu tăng chi phí, tránh chồng chéo trong quản lý hàng hải. Đây là hướng xử lý nhằm bảo vệ bền vững môi trường Vịnh Hạ Long.

(Theo Báo Quảng Ninh Online)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Cảng Cái Lân: Thực hiện chiến lược kinh doanh bằng năng lực và chất lượng dịch vụ
  • Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam đến 2010: Cần được đẩy nhanh, đầu tư có trọng điểm
  • Vận tải thuỷ thế giới năm 2009 tăng trưởng mạnh nhất trong lịch sử
  • 8.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng cảng cá và bến cá
  • Cảng Đà Nẵng - cửa ngõ tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây
  • Thị trường hàng không nội địa lo mất tiền cho đối tác ngoại
  • Cảng Cát Lái có máy soi container
  • Hãng hàng không Đông Dương... biến mất?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container