Logistics (hậu cần) là dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng đối với khâu sản xuất và kinh doanh của nhiều ngành nghề và cả nền kinh tế Việt
Hơn 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về thị trường logistics Việt Nam trong hội thảo mang tên “Kết nối Việt Nam với châu Á” diễn ra tại Tp.HCM ngày 27/8 do Nhóm tư vấn về chuỗi cung ứng Việt Nam (Vietnam Supply Chain Council) tổ chức. Các chuyên gia quốc tế và Việt
Thị trường tiềm năng với những yếu kém cũ
Những câu chuyện về sự yếu kém của cơ sở hạ tầng được các diễn giả - vốn là các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm về logistics của Việt Nam - mang đến hội thảo hoàn toàn là những vấn đề đã được nêu ra trong nhiều năm qua.
Theo các chuyên gia, tiềm năng phát triển hàng hóa của Việt Nam rất lớn, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình 20%/năm và có thể tăng lên 25%/năm trong thời gian ngắn (năm 2007, lượng hàng qua cảng Việt Nam là 320,17 triệu tấn hàng hóa, tăng 18% so với năm 2006, theo công ty tư vấn Sprite).
Tuy nhiên, Việt
Ông Gopal R, giám đốc Bộ phận Vận tải và hậu cần khu vực châu Á-Thái Bình Dương của tập đoàn Frost & Sullivan, nói rằng ngành logistics tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu, các dịch vụ vận tải, kho bãi và phân phối không được thực hiện với một phương thức thống nhất.
Chi phí logistics tại Việt
Vị chuyên gia này nêu dẫn chứng phần lớn cảng biển tại Việt Nam không được thiết kế cho việc bốc dỡ hàng hóa hiện đại, cụ thể, nhiều cảng nằm ngoài Tp.HCM chỉ được thiết kế cho hàng rời, không có trang thiết bị bốc dỡ container chuyên dụng.
Các cảng của Việt
Mặt khác, các sân bay trong nước cũng thiếu các thiết bị phù hợp để bốc dỡ hàng hóa, thiếu sự đầu tư các kho bãi mới trong khu vực gần các sân bay. Còn các kho bãi hiện tại trên cả nước lại không phù hợp với hàng hóa bốc dỡ nhanh, trong đó có nhiều kho bãi đã được khai thác hơn 30 năm qua và không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Chưa kể đến tình trạng thiếu điện và dịch vụ hỗ trợ giao tiếp thông tin (viễn thông).
Chia sẻ quan điểm trên, ông Barry Akbar, giám đốc điều hành APL Vietnam cho biết Việt Nam có quá nhiều cảng nhỏ và hoạt động không hiệu quả, nên trên thực tế vẫn thiếu cảng lớn có khả năng tiếp nhận tàu từ 30.000 tấn trở lên (tàu 30.000 DWT hoặc tàu container loại 2.000 TEU trở lên).
Theo số liệu từ Cục Hàng hải thì cả nước hiện có 114 cảng biển, nhưng chỉ có 14 cảng có quy mô lớn. Từ việc các cảng thiếu trang thiết bị bốc dỡ hiện đại, năng suất thấp, cộng thêm với hệ thống đường bộ kém phát triển sẽ kéo theo tình trạng quá tải tại các cảng.
Một trong những vấn đề được doanh nghiệp quan tâm trong thời gian qua là tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cảng lớn tại Tp.HCM, và theo ông Akbar, vấn đề này có thể sẽ kéo dài đến năm 2009.
Bài học về tầm nhìn quy hoạch
Đề cập đến cơ hội đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Việt
Thế nhưng, trên thực tế có rất ít dự án hạ tầng được đầu tư trực tiếp bằng nguồn vốn (cả vốn trong nước và vốn nước ngoài) thành công. Khoảng cách lớn giữa các dự án hạ tầng được phê duyệt và và dự án đã thực hiện càng làm tăng thêm thách thức cho ngành logistics.
Ông Barry Akbar thuộc APL Vietnam cũng cho rằng Việt
Vấn đề ùn tắc hàng hóa tại cảng có thể giải quyết được sau năm 2009 (khi mà việc xây dựng các cảng mới tại Bà Rịa-Vũng Tàu hoàn thành), nhưng các ngành chức năng cần quy hoạch và hệ thống lại các vùng cảng biển một cách rõ ràng. Hiện tại, quy hoạch cảng không thống nhất, tại một số địa phương quy hoạch không hợp lý và không khoa học. Sự phát triển chồng chéo sẽ dẫn đến lãng phí tài nguyên, thiếu đồng bộ, ông Akbar nói.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng e ngại việc dời cảng ở Tp.HCM chậm trễ so với kế hoạch có thể dẫn đến những xáo trộn. Mặt khác, việc đưa các cảng mới vào khai thác cũng có khả năng bị trì hoãn do thiếu cơ sở hạ tầng kết nối (đường bộ, sân bay, đường sắt, kho bãi…) đến các cảng mới này.
“Quy hoạch tổng thể phải đáp ứng yêu cầu dài hạn, cụ thể, cảng và cơ sở hạ tầng phải được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu trong 20 năm tới,” ông Akbar nói.
Ông Arjan Dominicus, giám đốc hậu cần của Schenker Vietnam lại cho rằng mặc dù Việt Nam có đội ngũ nhân lực tiềm năng cho ngành logistics, nhưng vẫn thiếu những chiến lược về đào tạo và thiếu sự đầu tư cho trang thiết bị đạt tiêu chuẩn cao hơn.
Còn ông Jeffrey Bahar đến từ công ty tư vấn Spire Research and Consulting lại đề cập đến vấn đề chạy theo số lượng thay vì chất lượng. Ông dẫn ra số liệu khảo sát cho thấy Việt
Nếu khuynh hướng này tiếp tục, trong một vài năm tới, Việt Nam sẽ qua mặt Thái Lan về số lượng các công ty logistics nội địa (1.100 công ty), vượt xa Singapore, Indonesia và Phillipines. Thế nhưng, các công ty logistics Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu nội địa và mới chỉ tập trung vào một vài ngành dịch vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ có doanh số hàng tỉ đô la Mỹ này.
Theo số liệu thống kê năm 2007, vận tải và logistics đóng góp vào GDP khoảng 4,4%. Tuy nhiên, nhiều dự báo cho rằng đây sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng, có thể đóng góp tới 15% GDP của cả nước trong tương lai không xa.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, với tầm quan trọng và nguồn lợi từ logistics, việc phát triển cần một chiến lược dài hạn những cơ chế chính sách pháp lý phù hợp nhằm tạo điều kiện và thu hút sự đầu tư phát triển cho ngành này tại Việt
( theo vietnamshipper )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com