Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành hậu cần VN quá tụt hậu

Tiềm năng phát triển rất lớn, song do chưa được quan tâm đúng mức nên ngành hậu cần không theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế

 Ngành hậu cần (logistics) VN đang ở đâu là đề tài được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước bàn luận tại hội nghị thượng đỉnh về logistics ở VN, do Vietnam Logistics Supply Chain Council tổ chức ngày 27-8, ở TPHCM.

 Đi ngược xu hướng tiên tiến

 Nếu phương thức vận chuyển hàng hóa ở Mỹ và châu Âu chủ yếu bằng đường bộ (71%), châu Á chủ yếu bằng đường biển (77%) thì VN lại đi ngược với xu hướng này, khi có đến 75% các mặt hàng xuất khẩu bằng đường hàng không. Các chuyên gia cho rằng sự quá tải của các cảng biển là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Dù VN có l14 cảng biển, trong đó 14 cảng quy mô lớn, nhưng trang thiết bị bốc dỡ hiện đại còn thiếu, khả năng tiếp nhận tàu kém, kho bãi lưu container quá thấp. Khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lớn hơn 30.000 tấn, khả năng lưu container và chiều dài của bến neo tàu tại 3 cảng lớn nhất VN là Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng thấp hơn từ l/20 - l/4 lần so với 2 cảng Tanjung Pelapas (Malaysia) và Lem Choang (Thái Lan).

 Theo ông Barly Akbar, Giám đốc điều hành APL VN, ở VN chỉ có 5 khu vực cảng chính thường xuyên tiếp nhận container, gồm: Cái Lân, Đà Nẵng và Quy Nhơn (tiếp nhận được l%-3%), Hải Phòng (22%) và TPHCM (72%). Song, các địa phương này không đánh giá được khả năng phát triển khối lượng hàng hóa nên thực hiện quy hoạch không hợp lý khiến cảng biển mất thế thượng phong. Giới hạn trên dẫn đến việc vận chuyển hàng hóa đi các thị trường lớn phải thêm công đoạn trung chuyển qua các cảng lớn hơn ở các nước, làm phát sinh nhiều chi phí, mất tính cạnh tranh.

Logistics của VN còn bị ảnh hưởng bởi nạn kẹt xe và công suất hạn chế của nhà ga sân bay. Tổng Giám đốc điều hành Vienna Consult, ông Hdl. Klaus, cho rằng giải pháp của nhiều quốc gia khi đối phó với tình trạng này là đẩy mạnh khai thác đường sắt thông qua việc xây dựng các tuyến xe lửa container giá cạnh tranh, song VN mới chỉ chú trọng đến vận chuyển hành khách và vẫn còn hiện tượng xe lửa chạy mà không có hàng. 

Ảnh hưởng đến nhiều ngành 

Các chuyên gia nhận định tiềm năng để phát triển là rất lớn, song do chưa được quan tâm đúng mức nên cơ sở hạ tầng logistics của VN quá tụt hậu, không theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế. 

So sánh giữa 4 nước có nền kinh tế lớn nhất ASEAN, gồm VN, Singapore, Malaysia và Thái Lan, ngoài cơ sở hạ tầng đường sắt được xếp hạng cao nhất, cơ sở hạ tầng cảng biển, đường bộ, sân bay của VN chỉ xếp hạng 4. Trong khi đó, VN được kỳ vọng là nơi tổ chức xuất khẩu toàn cầu vì tỉ lệ phát triển xuất khẩu trung bình luôn ở mức cao nhất trong khu vực. Năm 2007, khối lượng hậu cần tăng 18,2% so với năm trước và dự kiến tăng 20%-25%, đóng góp 15% GDP cả nước trong vài năm tới. VN cũng được lựa chọn hàng đầu trong chiến lược “Trung Quốc cộng một” - khoảng 70% hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc và 30% còn lại sản xuất tại VN. “Tuy nhiên, nếu không giải được bài toán logistics, coi chừng VN vuột mất vị trí này” - Giám đốc hậu cần Schenker VN khuyến cáo. 

Một trong những lĩnh vực thuộc logistics cũng cần được quan tâm để không ảnh hưởng đến nhiều ngành cũng được các chuyên gia nhấn mạnh là phải chú ý đến thông tin giao tiếp, thủ tục hành chính, Luật Hải quan... 

Cơ hội đầu tư vào lĩnh vực vận chuyển

Năm 2008, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hỗ trợ vốn vay khoảng 880 triệu USD giúp VN thực hiện ba dự án xây dựng đường cao tốc và đường bộ nhằm phát triển giao thông và logistics. Tuy nhiên, theo ADB, để giữ mức tăng trưởng kinh tế từ 7,5% trở lên thì mỗi năm, cơ sở hạ tầng của cảng biển, đường bộ thu phí, đường sắt... ở VN phải phát triển ở mức 15%-20%. Tuy nhiên, do VN hạn chế nguồn vốn nên đây là cơ hội dành cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực trên.

( Theo vietnamshipper )

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Logistics, vẫn câu chuyện tầm nhìn quy hoạch
  • Nhận thức về logistics đã thay đổi
  • Các công ty logistics đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong vận tải hàng hóa đường biển
  • Ấn Độ - "thế lực mới" trong chuỗi cung ứng toàn cầu
  • Sản lượng hàng thông qua giảm 9% so với cùng kỳ
  • xây dựng Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh)
  • Dịch vụ cảng biển ở Hải Phòng- Đầu tư nâng cấp đồng bộ và mở rộng
  • Ngành đường sắt tăng tàu, điều chỉnh giá vé tới các điểm du lịch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container