Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mở cửa đón các hãng hàng không châu Âu

Lufthansa là một trong những hãng hàng không thuộc EU đang khai thác các chuyến bay giữa Việt Nam và châu Âu - Ảnh: Mộng Bình

Cục Hàng không dân dụng Việt Nam cho biết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hãng hàng không châu Âu, nhất là từ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) mở và khai thác các đường bay đến Việt Nam.

Trao đổi với PV, Trưởng phòng vận chuyển hàng không của Cục Hàng không, ông Võ Huy Cường nói cơ quan này sẽ tạo điều kiện cho các hãng hàng không theo hướng tự do hóa lĩnh vực hàng không giữa châu Âu và Việt Nam.

“Hãng hàng không nào đủ điều kiện (bay đến Việt Nam) là chúng tôi hoan nghênh ngay”, ông Cường cho biết sau khi Việt Nam và EU ký thỏa thuận mới về tăng cường vận chuyển hàng không và dỡ bỏ hạn chế về quốc tịch trong các thỏa thuận song phương về dịch vụ hàng không giữa các nước thành viên EU và Việt Nam vào đầu tháng 10 vừa qua.

Theo thông báo của Ủy ban châu Âu (EC), thỏa thuận trên sẽ cho phép hãng hàng không thuộc EU khai thác các chuyến bay giữa bất kỳ quốc gia thành viên và Việt Nam dựa vào thỏa thuận song phương và các quyền vận chuyển hàng không đã có.

Các thỏa thuận trên sẽ giúp các điều khoản của những thỏa thuận hàng không song phương giữa 17 quốc gia thành viên EU và Việt Nam phù hợp với luật pháp EU.

Ngoài việc sửa đổi một số điều khoản để thống nhất với các quy định của EU về chỉ định các hãng hàng không, thỏa thuận mới cũng đề cập về giá cước theo hướng mở nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho các hãng hàng không khai thác các chuyến bay giữa châu Âu và Việt Nam.

Ông Cường cho biết theo thỏa thuận trên, các hãng hàng không có thể tự xây dựng và áp dụng các mức giá cước phù hợp với nhu cầu thị trường. Các cơ quan hàng không chỉ can thiệp đối với những trường hợp bất bình thường như giá cước quá thấp, có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh về giá vé giữa các hãng hàng không nhằm triệt hạ lẫn nhau.

Ông Cường nói các thỏa thuận về hàng không mà Việt Nam đã ký với các nước thành viên EU trước đây quy định các hãng hàng không phải xây dựng giá, thống nhất với nhau và rồi trình lên nhà chức trách hàng không của hai bên phê duyệt. Tuy nhiên, điều này không còn phù hợp với xu hướng hiện nay và không phù hợp với các quy định về cạnh tranh của EU.

Hiện, Lufthansa (Đức) và Air France (Pháp) là 2 hãng hàng không thuộc EU đang khai thác các chuyến hành khách đến Việt Nam. Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng có các chuyến bay từ TPHCM và Hà Nội đến Paris và Frankfurt, và chiều ngược lại.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Xây kho lúa gạo: Nhiều rào cản
  • Bùng nổ cảng biển
  • Hải cảng lớn nhất Trung Quốc
  • Cảng Hải Phòng: Nỗi niềm thiếu... container lạnh
  • Dự án Cái Mép - Thị Vải: Cảng hay cầu?
  • Tân Cảng Cái Mép cuối năm đi vào hoạt động
  • Dự án khu neo đậu tàu thuyền tránh bão ở TT-Huế: Vì sao dân phải đợi thêm năm nữa?
  • Tranh cãi về phí THC
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container