Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây kho lúa gạo: Nhiều rào cản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hồ Xuân Hùng nói rằng, phải đẩy mạnh xây mới hệ thống kho chứa lúa gạo để doanh nghiệp và nông dân cùng hưởng lợi từ việc mua bán trực tiếp, không qua trung gian. Tuy nhiên, khi xây kho, nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Kho chứa chi nhánh Cái Sắn của Vinafood, là một trong những kho hiện đại nhất tại ĐBSCL	Ảnh: Kiến Giang
Kho chứa chi nhánh Cái Sắn của Vinafood, là một trong những kho hiện đại nhất tại ĐBSCL. Ảnh: Kiến Giang.

Theo ông Hùng, chương trình xây dựng hệ thống kho chứa 4 triệu tấn lúa gạo theo chỉ đạo của Chính phủ đến 2010 mới thực hiện được hơn 1 triệu tấn, cộng với các kho cũ cũng chỉ được trên dưới 3 triệu tấn. “Nhiều kho chứa lớn, hiện đại đã được đầu tư mới.

Tuy nhiên, hầu hết các kho chứa vẫn chỉ trữ gạo lức mua từ thương lái chứ chưa thấy mua lúa. Vì vậy, mục tiêu cải thiện hình thức kinh doanh lúa gạo vẫn chưa đạt”, ông nói. Theo ông, không dễ thu mua lúa trực tiếp trong dân; trước mắt, phải khẩn trương nâng cấp và xây mới hệ thống kho hiện đại.

Ông Phí Quang Đức, Quyền giám đốc chi nhánh Cái Sắn của Tổng Cty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1) đặt tại phường Mỹ Thạnh, Long Xuyên, An Giang, nhận định: “Việc phát triển các hệ thống kho chứa hiện đại, là chìa khóa để thay đổi hình thức kinh doanh lúa gạo hiện nay”. Nông dân và doanh nghiệp mất khoảng 20% giá trị hạt gạo cho các tầng nấc trung gian. Doanh nghiệp có kho chứa và thu mua lúa sẽ giảm bớt các tầng nấc này, và hạt gạo sẽ có chất lượng cao hơn do không qua nhiều khâu bảo quản thiếu khoa học.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà xây dựng vì vốn đầu tư lớn, rào cản nhiều, trong khi nông dân thường xay xát ở những cơ sở nhỏ. “Trung bình, kho doanh nghiệp trong vùng có sức chứa chỉ vào khoảng 10.000 tấn nên rất khó tích trữ và kinh doanh khi thị trường lúa gạo thế giới có biến động”, ông Đức nói.

Ông Phan Thanh Bằng, Phó Tổng giám đốc Vinafood 1, cho biết, với chỉ tiêu xây dựng hệ thống kho chứa 500.000 tấn, Tổng Cty đã thực hiện được hơn 300.000 tấn tại An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ và Tiền Giang. Theo ông, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm vị trí xây dựng kho. Vị trí ở các khu công nghiệp không phù hợp, vì kho phải gần sông để tiện vận chuyển bằng đường thủy.

“Hiện chúng tôi phải thuê đất xây dựng kho chứa với thời hạn ngắn và chịu nhiều biến động về giá. Việc đẩy mạnh xây dựng các kho chứa hiện đại vì thế bị ảnh hưởng”, ông Bằng nói. Doanh nghiệp muốn mua đất bên ngoài nhưng không thể vì không được đứng tên chủ sở hữu đất (do là doanh nghiệp nhà nước nên tiền mua là vốn ngân sách).

Ông Nguyễn Thọ Trí, Phó Tổng giám đốc Tổng Cty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), nói: “Doanh nghiệp không thể tìm đất sạch để xây dựng kho chứa. Dự án phải nhờ địa phương tham gia nên rất phiền hà và tốn kém”. Ông Trí dẫn chứng về đề án kho chứa của Vinafood 2 tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

Lãnh đạo địa phương phải bồi hoàn cho dân, rồi giao lại cho doanh nghiệp với giá 350.000 đồng/m2. “Quá đắt đỏ nên không kham nổi”, ông Trí ngán ngẩm. Ngoài ra, nhiều dự án xây dựng kho chứa còn chậm hoặc nghẽn ở khâu đấu thầu do thủ tục phức tạp, thời gian chuẩn bị và xây dựng kéo dài, gặp khó khăn về vốn… Theo ông Trí, nhiều doanh nghiệp nhỏ đang rao bán kho chứa, Vinafood 2 có thể mua và cải tạo nhưng lại nghi ngại về chất lượng.

Kho Cái Sắn, một trong những hệ thống kho lúa gạo lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích hơn 21,4 ha, gồm 2 kho lớn có sức chứa 40.000 tấn và nhiều công trình phụ trợ. Bên trong các kho chứa là dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu hiện đại, công suất 24-48 tấn/giờ. Vào cao điểm vụ hè thu, bình quân mỗi ngày, có thể thu mua đến 900 tấn gạo.

Được đầu tư trên 128 tỷ đồng, đưa vào hoạt động từ tháng 3, kho cho lợi nhuận cao và ổn định, ông Phí Quang Đức (Vinafood 1) nói. Vinafood 1 còn có kho Tân Dương sức chứa 60.000 tấn tại Đồng Tháp. Sắp tới, với dự án kho 18 ha tại Kiên Giang được triển khai, Tổng Cty sẽ mua trực tiếp lúa thay vì gạo lức như hiện nay. Toàn bộ quá trình chế biến gạo từ xay xát đến đánh bóng đều khép kín, cho ra hạt gạo chất lượng cao, trong khi các chế phẩm từ trấu sẽ được xuất khẩu. 

(Theo Tienphong Online)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Bùng nổ cảng biển
  • Hải cảng lớn nhất Trung Quốc
  • Cảng Hải Phòng: Nỗi niềm thiếu... container lạnh
  • Dự án Cái Mép - Thị Vải: Cảng hay cầu?
  • Tân Cảng Cái Mép cuối năm đi vào hoạt động
  • Dự án khu neo đậu tàu thuyền tránh bão ở TT-Huế: Vì sao dân phải đợi thêm năm nữa?
  • Tranh cãi về phí THC
  • Máy soi container mới chỉ đạt 40% công suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container