Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thế nào là DN taxi - Vẫn chưa có câu trả lời

Câu hỏi tưởng quá đơn giản, vậy mà lại trở nên thật “khó khăn” cho ngay cả các cơ quan chức năng và chính những DN đang được gọi là DN taxi. Không chỉ có vậy, rất nhiều DN taxi bức xúc vì phải chịu thêm một loại giấy phép con dưới hình thức dán tem hàng năm đối với “taxi chính hãng”.

Một số DN taxi Hà Nội nhận xét, chỉ vì các cơ quan chức năng quản lý... chưa phân biệt được đâu là DN thực sự hoạt động vận tải công cộng, đâu là DN “dởm” chỉ điền thêm chức năng đăng ký kinh doanh vận tải, nên các DN taxi đã phải chịu chung “số phận” đối xử như ôtô cá nhân.

Hơn nữa, để trả lời câu hỏi: DN có bao nhiêu chiếc taxi thì được gọi là DN taxi? Chính những người trong nghề kinh doanh taxi cũng đưa ra câu trả lời là... không biết. Theo LS Nguyễn Tiến Sơn - Đoàn LS Hà Nội, DN có thể chỉ cần đăng ký kinh doanh và hoạt động vận tải taxi là có thể được coi là DN taxi, cho dù họ có 1 chiếc hay hàng nghìn chiếc cũng vậy. Cũng theo LS Sơn, điều này hoàn toàn phù hợp với Luật DN. Tuy nhiên, những chiếc taxi “dù”, “cóc” sẽ lại hoàn toàn trở thành hợp pháp khi họ có đăng ký kinh doanh vận tải. Người tiêu dùng sẽ dễ dàng bị móc túi, bị chèn ép về giá cả và chất lượng phục vụ. Các DN taxi làm ăn chân chính bị mang tiếng oan.

Nhưng cần quy định ra sao vẫn là điều đáng bàn, một số DN taxi đã đề nghị nên có quy định cụ thể một DN phải có ít nhất 20 hoặc 30 xe mới gọi là DN taxi. Bên cạnh đó, một số DN khác lại cho rằng như vậy là “mua dây buộc mình”. Thực tế, hiện các DN taxi đã phải chịu một giấy phép con không đáng có đó là “tem taxi” được Sở Giao thông – Vận tải dán hàng năm để được phép kinh doanh taxi.

Ông Đỗ Quốc Bình – Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội nhận xét: Chỉ vì chưa có tiêu chí rõ ràng nên đã đẩy các DN vào một cơ chế xin – cho. Không ít DN phải khá vất vả để “lo toan” cái tem taxi hàng năm. Trong khi đó, chủ trương cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ các giấy phép con vẫn thường xuyên được Chính phủ đôn đốc. Ngay đến thẻ luật sư còn được giao cho các đoàn luật sư các tỉnh cấp. Vậy còn, tem taxi thì chẳng biết đến bao giờ mới thoát được khỏi “Sở Giao thông – Vận tải”?

Để soạn thảo các tiêu chí DN taxi không phải quá khó khăn – LS Sơn nhận xét. Vậy mà, taxi VN đã hoạt động vài chục năm rồi cũng chẳng biết mình có phải là “taxi chính hãng” hay “taxi dù”. Và vì vậy, để tạo điều kiện cho taxi chân chính làm ăn hiệu quả hơn, người ta vẫn phải làm một công việc khá thủ công, đó là dán tem hàng năm.

Tiếp tục kiến nghị về thuế trước bạ

Như DĐDN có có thông tin về kiến nghị của Hiệp hội Taxi VN trên số 3 (ra ngày 7/1/2009), kể từ 01/1/2009 thuế trước bạ đối với xe taxi tại Hà Nội sẽ tăng lên 12% như đối với các xe ôtô cá nhân khác trong khi đó, trước ngày 25/8/2008, thuế trước bạ đối với xe taxi chỉ là 2%. Theo ông Nguyễn Thanh Tùng – PGĐ Taxi Hùng Vương, DN chỉ cần đầu tư thêm 100 xe loại nhỏ, phải tốn thêm khoảng 3 tỷ đồng. Việc này đi ngược lại chủ trương kinh cầu đầu tư, khuyến khích tiêu dùng của Chính phủ. Một số DN đã lách luật xin bổ sung ngành nghề “vận chuyển hành khách” để được hưởng thuế trước bạ 2%. Lỗi này không phải của DN taxi mà do quản lý chưa tốt. Vậy mà, DN taxi lại “chịu trận”.

Ông Đỗ Quốc Bình phân tích: Nhà nước phải bù lỗ khá lớn cho xe bus. Hoạt động vận chuyển hành khách bằng taxi là loại hình vận chuyển khách công cộng chỉ đứng sau xe bus. Hàng năm lượng khách được vận chuyển bằng taxi tại Hà Nội khoảng trên 30 triệu lượt, TP HCM khoảng trên 60 triệu lượt khách. Nhà nước không phải đầu tư vào phương tiện, cũng không phải bù lỗ vào giá cước. Bên cạnh đó, Nhà nước còn thu được rất nhiều thuế từ doanh thu, GTGT... Chính vì vậy, khuyến khích DN mở rộng đầu tư vào taxi là hoàn toàn hợp lý.

Thay mặt cho 104 DN taxi tại Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội Đỗ Quốc Bình đã chính thức gửi đơn kiến nghị lên Hội đồng nhân dân TP Hà Nội tạm dừng tăng thuế trước bạ từ 10 lên 12% đối với taxi Hà Nội. Đồng thời, Hiệp hội Taxi Hà Nội cũng gửi đơn kiên nghị lên Chính phủ cho taxi được hưởng mức thuế ưu đãi phù hợp với chức năng vận tải hành khách công cộng của taxi.

(Theo báo diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Sản lượng hàng hoá thông qua Cảng Hải Phòng giảm 7,1% so với cùng kỳ
  • 227.800 tỷ đồng phát triển ngành hàng không
  • Hạ thủy tàu du lịch vỏ composite trọng tải 80 tấn
  • Vinalines chiếm 60% trọng tải đội tàu biển quốc gia
  • Ngành Vận tải biển VN: Đối diện thách thức
  • Vận tải biển: Từ đỉnh cao tới đáy sâu
  • Khởi công xây dựng Cảng nội địa ICD Lào Cai
  • Khởi công Cảng nội địa đầu tiên khu vực Tây Bắc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container