Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chăn vịt kiếm hàng chục tỷ đồng mỗi năm

Chân dung chàng tỉ phú chăn vịt

Dám nghĩ dám làm, từ một cậu bé chăn vịt anh đã trở thành trở thành một tỉ phú với mức thu nhập hàng chục tỉ đồng mỗi năm.

Ước mơ của cậu bé chăn vịt

Hải là con thứ hai trong gia đình có 3 anh em. Khi Hải cất tiếng khóc chào đời, bố Hải đã lên đường vào Nam chiến đấu và hy sinh trong trận đánh Mậu Thân năm 1968. Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo khó, tuổi thơ của Hải là những tháng ngày thường xuyên đứt bữa. Thương mẹ lam lũ vất vả chăm lo nuôi lớn 3 anh em nên Hải rất chịu khó. Thế nhưng, cũng chính những khoảng thời gian đó lại vun đúc nên một anh hùng chân đất.

Trong những ngày lam lũ, đội nắng mưa đi chăn vịt, tát cá, làm đồng áng, Hải đã ước ao: "Giá như giữa cánh đồng có được bóng cây xanh để nghỉ thì mát lắm…". Cậu bé Hải đã thầm nghĩ  trong lòng "sau này có điều kiện tất cả các đất trống này mình sẽ trồng toàn bộ cây xanh. Để cho người đi đường, đi làm đồng có bóng mát nghỉ chân". Hải cũng không ngờ rằng ý nghĩ có vẻ hơi viễn tưởng của mình nay lại trở thành hiện thực.

Hải đem ước mơ của mình chia sẻ với người chú ruột:"Nếu hợp tác xã cho đấu thầu tất cả các khoảng đất trống của thôn cháu sẽ trồng cây bạch đàn, phi lao hết". Hải đã làm đơn đề nghị với địa phương để được trồng rừng. Năm 1986, Nghị quyết X của Bộ Chính trị ra đời, với chủ trương cho người dân đấu thầu ruộng đất để phát triển kinh tế. Một năm sau Hải đã lập dự án xin cải tạo vùng đồng ao Vè, với mục đích để trồng cây nuôi cá.

Năm 2000, anh Hải đã được Thủ tướng Chính phủ phong tặng danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Năm 2010, anh đạt danh hiệu Công dân ưu tú Thủ đô. Sau một ngày làm việc, niềm vui nhất của anh là được sum họp với gia đình trong bữa ăn ấm cúng.

Anh Hải kể, lúc đó nhìn cánh đồng hoang rộng mênh mông anh em bạn bè, ai nấy đều ngao ngán. Bởi đây là đầm lầy, quanh năm là bãi chứa nước cho cả khu vực. Nếu đầu tư làm chẳng khác gì đổ công sức xuống sông, xuống biển.

Dám nghĩ dám làm, Hải đã dồn công sức vào việc cải tạo đầm. Trong 2 tháng, Hải đã huy động hàng chục công nhân nạo vét, đắp bờ. Hải đã thế chấp ngân hàng để đầu tư vào đây gần 1.000 tỷ đồng. Khi đã hình thành cơ bản bộ khung, Hải cho trồng hàng chục nghìn cây phi lao, bạch đàn để lấy gỗ. Đầm nước được Hải mua cá giống về thả. Hải đi vay mượn của anh em từ con trâu, con bò đến từng viên gạch. Ai có gì giúp Hải đều nhận. Gần như Hải dồn hết sức lực của mình vào cái đầm lầy này.

Thế nhưng, khi mọi thứ đang chuẩn bị được thu hoạch thì tai họa đổ xuống. Qua một đêm, nước lũ cuốn trôi đi tất cả ước mơ, niềm hy vọng của Hải."Năm đó nước lũ cuồn cuộn đập vào bờ, hệ thống bờ ao mỏng manh không thể ngăn nguồn nước dữ tợn. Cá trong ao theo dòng nước cứ trôi đi. Tôi đứng giữa đống hoang tàn mà hai đầu gối khuỵu xuống, chỉ biết kêu trời. Bao công sức, của nả đã bị bão lũ cuốn sạch. Mọi người trong gia đình khuyên tôi nên trả lại ruộng đất cho Nhà nước. Nhưng…".

Mang rau cho cá ăn

 "Thất bại đó là do mình chưa nắm rõ quy luật của thời tiết. Mưa bão thường diễn ra từ tháng 4 – 8, thì mình phải thu hoạch trước. Khoảng tháng 9 lại mua cá vào thả, gần Tết lại có thể thu hoạch một lứa nữa. Một phần làm chưa khoa học ở chỗ, làm bờ ao thấp, khi lượng mưa lớn nước sẽ tràn bờ. Nếu khắc phục được các nguyên nhân đó, mình sẽ thắng là cái chắc". Hải đã không trả lại ruộng đất mà từ thất bại đau đớn đó đã nghiệm ra bài học quý báu này.

Năm 1993, Hải dành 30ha đất để trồng sen. Hạt sen chủ yếu cung cấp cho thị trường Trung Quốc và Đài Loan để họ làm thuốc Bắc, các món ăn dân tộc. Vừa trồng sen xuất khẩu, Hải vừa kết hợp nuôi cá, nuôi trai lấy vỏ phục vụ làng nghề khảm trai truyền thống ở địa phương. Năm 2005, anh tập trung vào đầu tư cây công trình và cây cảnh trong các khu đô thị, khu công nghiệp như cây cau vua, cây bằng lăng, hoa sữa… mỗi năm mang lại lợi nhuận hàng chục tỷ đồng.

Tỷ phú từ bãi đầm hoang

Ở quê Hải có nhiều nghề khác như buôn bán, chạm khảm trai, đồ mộc… thu nhập cũng rất cao. Nhưng anh đã mơ ước, nếu xây dựng được một trang trại với mô hình khép kín để sử dụng từng mét vuông đất, sử dụng chính những con người ngay tại địa phương. Để có kiến thức trồng trọt và chăn nuôi nhiều loại cây trồng khác nhau, anh Hải đã nghiên cứu, học hỏi qua sách vở. Đặc biệt, anh chịu khó học hỏi cách làm của những người đi trước, các mô hình đã thành công. Anh đi học mót cách ươm giống, chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh từ những nơi là cái nôi của cây cảnh ở Nam Định, Hưng Yên…

Từ năm 1998, anh Hải đã tự bỏ tiền túi ra làm đường cho người dân đi. Anh nghĩ, ngân sách Nhà nước có hạn, nếu chờ làm đường sẽ rất lâu, ai cũng chờ Nhà nước hỗ trợ thì làm sao phát triển được. Vì thế, thấy con đường nào ở quê bị hỏng nát, nhiều ổ trâu, ổ gà gây khó khăn cho các cháu đi học, anh lại thuê công nhân đến sửa chữa.

Khi được hỏi rằng: "Anh thấy mình có xứng đáng được vinh danh là người công dân ưu tú của Thủ đô?", anh khảng khái: "Nhà nước đã có sự "ưu ái". Tôi bất ngờ khi biết mình đạt danh hiệu này. Thành tích này không phải một mình tôi làm được mà còn là sự hỗ trợ, động viên của vợ con và anh em bạn bè".

Anh Hải đã tạo việc làm thường xuyên cho gần 50 lao động với tiền lương  trên 1 triệu đồng/tháng. Nhưng với anh như thế là chưa đủ: "Mong muốn của tôi là quy hoạch diện tích đất nông nghiệp cả xã thành vùng chuyên canh tập trung sản xuất nông nghiệp, cây ăn trái. Những người nông dân trở thành công nhân nông nghiệp trên chính mảnh đất của họ. Có nhà máy chế biến thực phẩm. Khi đó sẽ thu hút lao động của cả vùng này làm việc, người lao động sẽ tự hào khi làm trong đó".

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp // Bee)

  • Chuyện về người thanh niên làm kinh tế giỏi ở Hải Phòng
  • 'Vua dế' kiếm tiền tỷ trên dãy Tam Đảo
  • Khởi nghiệp từ vốn vay một con lợn
  • 'Ông chủ' Gỗ Trường Thành: Đi lên từ hai bàn tay trắng
  • Trương Văn Bền: chỉ huy trưởng kỹ nghệ
  • Tỷ phú chăn nuôi trên đất đồi gò
  • Trở thành tỷ phú từ... một con nhím
  • Doanh nhân và phong thủy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao