Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

'Vua dế' kiếm tiền tỷ trên dãy Tam Đảo

Đến thăm trang trại của "Vua dế" Viên Văn Ngọc, người dân tộc Sán Dìu ở xã Đại Đình (Tam Đảo, Vĩnh Phúc), chúng tôi như lạc vào một cánh đồng cỏ mênh mông đầy ắp tiếng dế kêu. Ông "Vua dế" Viên Văn Ngọc đón chúng tôi từ cổng vừa đi vừa giới thiệu: Hiện trang trại của tôi nuôi 300 chậu, mỗi chậu có trung bình 1.500 con. Tính ra, mỗi năm chúng mang về cho tôi xấp xỉ một tỷ đồng.

 Quả là một con số ấn tượng ở một vùng đất bán sơn địa, còn có đến gần 40% số hộ nghèo này. Địa phương cũng không có một ngành công nghiệp hay tài nguyên gì để người dân có thể làm giàu. Vậy mà với anh Ngọc thì khác, ý chí làm giàu, mà làm giàu bằng sức mình trên chính mảnh đất quê hương mình thật đáng khâm phục.
 
Cuộc đời chìm nổi của anh Ngọc bắt đầu từ chính nơi anh lập nghiệp hiện nay. Những năm trước vùng đất xã Đại Đình là vùng đất cằn, cuộc sống của người nông dân khốn khó chỉ trông vào một vụ lúa cùng ít ngô, khoai trồng xen giữa vụ. Đói đầu gối phải bò, cùng nhiều thanh niên khác, anh Ngọc chia tay vợ con lên đường tìm việc, kiếm tiền. Anh đã từng đi chặt cây thuê cho nhà máy giấy, đào hầm mỏ ở Quảng Ninh, đào gốc cây thuê cho dân kinh doanh cây cảnh, đi làm "cửu vạn" ở cảng Hải Phòng... Toàn lao động chân tay như thế nên công xá trừ ăn uống đi rồi chẳng còn lại là bao. Mãi rồi cũng nản, hơn nữa cũng đã lớn tuổi nên năm 2001 anh quyết định trở về nhà làm vườn. Anh đem số tiền ít ỏi dành dụm được trong những năm làm thuê xứ người đầu tư mua mấy sào vườn, tính chuyện trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh. Một mình vừa làm ông chủ vừa đi sưu tầm cây thế, cây cảnh về tạo dáng và bán lại cho dân chơi.
 
Năm 2004, có thêm chút vốn anh đầu tư sản xuất giống cây sưa đỏ. Mặt hàng này cũng giúp anh và gia đình cải thiện đáng kể cuộc sống cho đến năm 2007, sau những trận mưa kéo dài, cả vườn ươm gần 300 nghìn cây chết sạch. Toàn bộ số vốn liếng hơn 600 triệu đồng (trong đó có cả vay mượn và góp vốn của anh em, bạn bè) mất sạch. Không nản chí, anh Ngọc lại chạy vạy các nơi vay mượn tiếp tục đầu tư ươm lại vườn giống với gần 400 nghìn gốc. May là sau khi bán đã trả hết nợ và còn dư một khoản kha khá. Nằm vắt tay lên trán, Viên Văn Ngọc thấy nghề ươm giống cây sưa cũng không bền, hơn nữa nhu cầu thị trường cũng sắp bão hòa. Phải tìm cách khác thôi. Thật may, tình cờ một hôm xem ti-vi thấy giới thiệu những món ăn đồng quê, trong đó có món ăn được chế biến từ con dế đang được dân thành thị ưa chuộng. Nhờ một người bạn, anh Ngọc tìm về Thái Bình mua 500 con giống đầu tiên nuôi thử. Sau hai tháng, bán số dế này thu về được gấp ba lần số vốn bỏ ra. Nhận thấy nuôi dế cũng dễ, nhanh thu vốn và thị trường tiêu thụ lại lớn lên anh Ngọc quyết đầu tư lớn vào nghề mới này. Anh bỏ tiền thuê đất của xã, đầu tư mua trang thiết bị, con giống và thuê cả người hướng dẫn kỹ thuật. Lứa đầu tiên "làm ăn lớn", anh nuôi hơn trăm chậu, với khoảng 100 nghìn con dế giống. Phải nói là giống dế dễ nuôi, ít bệnh tật, ăn tạp và lớn nhanh như thổi. Lứa này lập tức thắng lớn. Cứ thế, anh vừa mua vừa tự nhân giống để phát triển trang trại của mình như hiện nay với khoảng 300 chậu nuôi trên 500 nghìn con dế.
 
Trang trại của anh sử dụng bảy lao động thường xuyên với thu nhập trung bình 2,5 triệu/người/tháng. Anh Ngọc cho biết hiện nay có nhiều nơi đến ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm dế của anh. "Nói thật là có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu, nhiều lúc không có hàng để bán nữa", anh cho biết. Định hướng sắp tới của anh là mở rộng trang trại và sản xuất thêm các loại sản phẩm làm thức ăn cho dế giống như một vòng tròn để hạ giá thành, tăng lợi nhuận cũng như tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho bà con trong vùng. Bên cạnh việc phát triển công việc làm ăn của mình, anh Ngọc cũng rất tích cực tham gia đóng góp cho các hoạt động xã hội như ủng hộ người nghèo, làm đường, làm nhà tình thương, lập quỹ khuyến học... của địa phương. Đối với người nghèo, anh luôn tạo điều kiện giúp đỡ, như anh lý giải: "Vì chính mình là người từ nghèo khó đi lên mà".

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp // BM)

  • Khởi nghiệp từ vốn vay một con lợn
  • 'Ông chủ' Gỗ Trường Thành: Đi lên từ hai bàn tay trắng
  • Trương Văn Bền: chỉ huy trưởng kỹ nghệ
  • Tỷ phú chăn nuôi trên đất đồi gò
  • Trở thành tỷ phú từ... một con nhím
  • Doanh nhân và phong thủy
  • Những thăng trầm của doanh nhân Việt
  • Doanh nhân nói về áp lực kinh doanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao