Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đến thăm vườn ươm tiền tỷ của chủ trang trại 8X

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Sau hơn 1 năm hoạt động, đến nay vườn ươm cây giống của anh Đặng Khoa ở thôn Quảng Hiệp, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) có tổng giá trị gần 1 tỷ đồng và đem lại thu nhập mỗi tháng hàng chục triệu đồng.

Nhờ thành tích làm kinh tế giỏi, anh đã được Tỉnh đoàn Lâm Đồng tuyên dương và tặng bằng khen thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác. 

Nhận xét về Khoa, anh Nguyễn Nhật Thành - Bí thư đoàn xã Hiệp Thạnh nói ngay: “Dù là Đoàn viên mới nhưng Khoa cũng tham gia đầy đủ các hoạt động, sinh hoạt giao lưu tại địa phương. Còn về mặt làm kinh tế thì rất giỏi, Khoa là người dám bỏ vốn đầu tư làm kinh tế và đã gặt hái thành công.”

Đặng Khoa sinh năm 1983, bề ngoài nhìn anh khá trẻ và cao ráo, hiền lành. Vừa xịt nước tưới cho cây cải thìa giống chuẩn bị giao cho khách, Khoa vừa kể, hồi anh học hết lớp 11 và phải bỏ dở việc học, ở nhà phụ ba mẹ làm vườn, làm thuê cho người khác.

Năm 2004, anh xuất ngũ sau 2 năm đi nghĩa vụ quân sự và sau đó ở nhà phụ gia đình trồng rau, chạy máy cày vỡ đất cho người ta với tiền công 300.000-400.000 đồng/ngày.

“Lúc ấy mình đã nghĩ đến một vườn ươm cây giống chất lượng cao, chuyên cung cấp cây con cho người dân trong vùng nhưng do chưa đủ vốn nên vẫn chưa thực hiện được” – Đặng Khoa chia sẻ.

Sau một thời gian ở nhà phụ gia đình, Khoa đi học Trung cấp nghề điện. Lúc ra trường, anh trở thành công nhân bảo trì điện cho một công ty tại Khu công nghiệp Phú Hội (huyện Đức Trọng). Làm vừa tròn một tháng, do đồng lương quá thấp (900.000 đồng/tháng) nên Khoa quyết định về nhà, tiếp tục làm nông dân.

Đến tháng 4/2010, được sự giúp đỡ của người anh trai thứ 5, Khoa quyết định xây dựng một vườn ươm bằng nhà kính hiện đại rộng 2.000m2 với tổng số vốn đầu tư hơn 800 triệu đồng (chủ yếu vay mượn ngân hàng và anh em, bạn bè).

Vườn ươm này chuyên sản xuất và cung cấp cây giống (là các loại rau) cho người dân của huyện Đức Trọng - một trong những địa phương chuyên trồng rau nổi tiếng của Lâm Đồng.

Khoa đúc kết: “Trước đó mình đã tìm hiểu kỹ đầu ra cho sản phẩm và thấy vùng này người dân trồng rau quanh năm nên chắc chắn thị trường tiêu thụ sẽ không bị ảnh hưởng.”

Trước khi quyết định mở vườn ươm, Khoa thường lui tới một số vườn ươm khác trong vùng để học hỏi kinh nghiệm. Anh hỏi han cặn kẽ từ nơi lấy hạt giống chất lượng nhất, chỗ nào mua vật tư (đất mùn, xơ dừa…) vừa rẻ vừa tốt, đồng thời Khoa còn tìm hiểu rõ kỹ thuật làm đất mùn, phủ xơ dừa, cách gieo hạt… thực tế tại các vườn ươm và anh cũng tự tìm tòi trên sách vở, tài liệu về các kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây giống.

Lúc mới nhận đơn hàng cung cấp cây giống cho khách, Khoa thường cố tình làm dư thêm một vài thiên cây con ngoài tổng số lượng cây khách đặt để đề phòng cây bị chết còn có cây khác bù vào.

Khoa cười nói: “Nhiều lúc phải bỏ đi cả chục thiên cây giống vì mình làm trừ hao nhiều quá trong khi số cây chết, không đảm bảo chất lượng lại không đáng kể. Tuy nhiên nhờ vậy mà mình luôn giao đủ cây cho khách đúng hẹn và lấy được uy tín cho vườn ươm.”

Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế và sự giúp đỡ của anh trai, vườn ươm của Khoa đi vào hoạt động khá tốt và trở thành nơi cung cấp giống uy tín cho bà con. Hiện nay, vườn ươm Tí Khoa của anh mỗi lứa (khoảng 20 ngày/lứa) cung cấp cây giống cho gần 100 lượt khách gần xa.

“Công việc bây giờ cũng khá bận rộn vì hầu hết các công đoạn mình phải làm thủ công như vô đất vào vỉ xốp, gieo giống, tưới cây, phun thuốc… Có thời điểm nhiều đơn hàng, mình với anh trai phải làm cả buổi tối và còn thuê thêm 4-5 người người cùng làm mới xuể” – Khoa cho biết.

Theo thống kê của Khoa, bình quân mỗi tháng vườn ươm này đem lại thu nhập khoảng 30 triệu đồng/tháng (đã trừ các chi phí), đặc biệt trong những tháng cao điểm mùa nắng, nhu cầu mua cây giống của khách nhiều thì thu nhập lên đến 35-40 triệu/tháng.

Tuy nhiên, theo nhận định của anh, thu nhập từ vườn ươm cao hơn so với trồng rau nhưng vốn đầu tư khá lớn và kỹ thuật chăm sóc cũng khó hơn, đầu ra cho sản phẩm cũng là một vấn đề rất quan trọng.

Nói về kế hoạch trong tương lai, Khoa tính toán sẽ mở rộng diện tích vườn ươm thêm khoảng 3.000m2 nữa trên phần đất của gia đình, đồng thời anh cũng tiếp tục thử nghiệm và cung cấp giống cây ghép (cà chua, ớt) có sức đề kháng mạnh, chống chọi với sâu bệnh và thời tiết tốt hơn.

Khoa chia sẻ, khi biết mình vinh dự được nhận bằng khen thanh niên tiến làm theo lời Bác anh khá bất ngờ. Tuy nhiên đây cũng là động lực để anh hoàn thành tốt hơn công tác Đoàn tại địa phương (hiện anh Khoa đang là Bí thư chi Đoàn thôn Quảng Hiệp, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng) và cũng là món quà tinh thần để anh tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế đi đôi với việc làm theo lời Bác, trở thành một gương sáng trong phòng trào thanh niên lập nghiệp tại địa phương.
 
Nguyễn Dũng (TTXVN/Vietnam+)

  • Ai mới là người giàu nhất Việt Nam?
  • Đại gia Geleximco Vũ Văn Tiền - Lắm tiền, vợ đẹp
  • Doanh nhân Nguyễn Thị Lan Dung : "Bông hồng Vàng" của miền sơn cước
  • Học hết lớp ba, có bằng của Bill Gates
  • Trở thành “vua mỳ tôm” xứ Nghệ từ hai chỉ vàng
  • Khởi nghiệp bằng bánh mì - tại sao không?
  • Đại gia Việt đọ tiền với tỷ phú thế giới
  • Chuyện nhặt về 'ông chủ Tây Lương nữ quốc'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao