Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giám đốc nông dân

Không chỉ là người khởi động phong trào chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa, xa khu dân cư, anh Nguyễn Trọng Long còn được biết đến là người nông dân đầu tiên của xã Tân Ước, huyện Thanh Oai (Hà Nội) thành lập công ty trong lĩnh vực chăn nuôi. Hiện nay, trại lợn nái siêu nạc thuộc Công ty CP Chăn nuôi và Dịch vụ Hoàng Long mà anh đang điều hành đã giải quyết việc làm cho 20 lao động với mức lương 2,1 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2006, khi xã Tân Ước có chủ trương dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, anh Long rủ một số người bạn cùng chí hướng góp vốn, gom đất thành lập tổ hợp chăn nuôi lợn. Để có kinh nghiệm, anh đã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm trong chăn nuôi, quy hoạch, xây dựng chuồng trại và quản lý ở nhiều trang trại trong tỉnh Hà Tây bấy giờ và một số tỉnh ở Bắc Giang, Thái Bình, Nghệ An...

Sau gần 2 năm học hỏi, anh đã đầu tư xây dựng khu trang trại, đến nay đã tương đối hoàn chỉnh với diện tích gần 2ha, gồm 9 khu chuồng trại chăn nuôi, khu trồng cây xanh, hồ nước... với tổng vốn đầu tư hơn 15 tỷ đồng. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh gây nên đối với đàn lợn, ngay từ khi xây dựng khu trang trại, anh Long đã quy hoạch hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi hiện đại. Hiện nay, toàn bộ hệ thống xử lý nước thải trong trang trại đều được xây ngầm gồm 4 hầm biogas có thể tích 1.350m3. Công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh thú y cũng được anh coi trọng. Anh Long cho biết, làm việc trong khu chăn nuôi, mỗi công nhân phải tuân thủ nghiêm quy định vệ sinh và khử trùng bằng ozon, cloruamin...

Nhờ làm tốt công tác bảo đảm vệ sinh thú y và môi trường chăn nuôi, năm 2009 vừa qua, hệ thống chuồng trại của Công ty CP Chăn nuôi và Dịch vụ Hoàng Long đã được cấp giấy chứng nhận thực hiện tốt công tác phòng dịch thú y. Hiện tại, với mô hình khép kín, trang trại của anh đang chăn nuôi khoảng 13.000 con lợn các loại. Mặc dù vừa đầu tư vừa sản xuất nhưng năm 2009, trại lợn siêu nạc của gia đình anh Long đã xuất 1.000 đầu lợn con và 100 tấn lợn thương phẩm, lợi nhuận thu về hơn 1 tỷ đồng. 3 tháng đầu năm nay, trại đã xuất chuồng 90 tấn lợn thương phẩm.

Tuy nhiên, theo anh Long, khó khăn nhất đối với người chăn nuôi quy mô lớn, tập trung hiện nay là vốn, giống. Ngoài ra, giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục, giá lợn thương phẩm bấp bênh đã khiến cho người chăn nuôi lao đao. Anh Long cho rằng, để người chăn nuôi có lãi, đề nghị thành phố, các sở, ngành liên quan tạo điều kiện để người chăn nuôi được tiếp cận với các nguồn vốn vay ít nhất 5 năm, giúp họ yên tâm đầu tư xây dựng chuồng trại, mở rộng quy mô chăn nuôi...

(Theo Đỗ Hà  // Hanoimoi Online)

  • Những chàng trai trên "cổng trời"
  • Chuyện làm ăn, làm giàu Dũng "cơ khí"
  • Thoát nghèo nhờ nuôi giun quế
  • Nghị lực người thương binh trên mặt trận kinh tế
  • Nghị lực phi thường của một ông chủ tật nguyền
  • Tham vọng “canh tác” thị trường Mỹ
  • Tỉ phú xoài non
  • Đi tìm nữ thương nhân đầu tiên của Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao