Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hướng đến phân khúc trống khúc

Ông Phạm Văn Minh - tinkinhte.com
Ông Phạm Văn Minh
Phạm Văn Minh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Chế biến thực phẩm Phú An Sinh, xuất thân từ một gia đình nông dân chính gốc.
 
Từ tìm đầu ra cho trang trại gà lông…

Vốn học chuyên ngành chăn nuôi thú y, làm tư vấn chăn nuôi cho các trang trại về nuôi gà. Sau một thời gian Minh nhận ra khó khăn nhất của các chủ trang trại nuôi gà là đầu ra, do họ bị tiểu thương ép giá. Năm 1996, khi hệ thống siêu thị Metro vào Việt Nam, họ cũng có ý định mời một số đơn vị thu gom, giết mổ gà sạch để cung cấp nguồn hàng. Nhưng do lúc đó, ngành giết mổ gia cầm còn tự phát, mạnh ai lấy làm.

“Khi đó, hoạt động giết mổ gia cầm vẫn rất tự phát, nhiều người còn đem gà bệnh ra chợ bán tống, bán tháo. Tôi quyết định vay 500 triệu đồng để xây dựng lò giết mổ tập trung, bất chấp sự can ngăn của bạn bè, người thân”, ông Minh kể và cho biết, mặc dù đã lường trước “hậu họa”, nhưng ông vẫn không ngờ rằng, tâm lý của người dân lúc đó chưa quen dùng sản phẩm đông lạnh. Vì vậy, Phú An Sinh buộc phải bán sản phẩm cho các đơn vị chuyên làm suất ăn công nghiệp, cũng như hệ thống siêu thị Metro, với giá thấp.

Bước ngoặt lớn nhất của Phú An Sinh là năm 2003, khi dịch cúm gia cầm bùng phát. Nhờ có sẵn hệ thống giết mổ tập trung, kiểm soát được dịch bệnh, nên Phú An Sinh là đơn vị duy nhất được UBND TP.HCM cấp phép cho giết mổ trở lại. Ngưới dân ùn ùn kéo đến mua gà của Phú An Sinh. Từ đây, nhiều người tiêu dùng mới biết đến sản phẩm gà sạch, gà giết mổ công nghiệp. Phú An Sinh “phất” lên từ đó.

Để mở rộng hoạt động, năm 2008, Công ty đã xây dựng thêm nhà máy giết mổ ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với tổng vốn đầu tư 35 tỷ đồng, trong đó không chỉ giết mổ gia cầm (công suất 2.000 con/giờ), mà còn có cả dây chuyền giết mổ heo (công suất 500 con/ca). Ngoài ra, Công  ty còn xây dựng thêm xưởng chế biến, cung cấp sản phẩm đồ hộp tiện dụng cho người tiêu dùng.

… đến hướng đi mới cho chế biến thực phẩm

Nhờ tên tuổi Phú An Sinh gắn liền với dịch cúm gia cầm, nên khi đưa sản phẩm về các tỉnh, khách hàng rất tin tưởng. Từ chỗ chỉ cung cấp cho hệ thống Metro, đến nay, sản phẩm của Phú An sinh đã có mặt ở hầu hết hệ thống siêu thị miền Nam, miền Trung và hiện đang “đổ bộ” ra Bắc với những dòng sản phẩm chế biến sẵn.

“Chúng tôi sẽ đầu tư mạnh ra khu vực phía Bắc. Thời tiết ngoài Bắc lạnh, nhu cầu về sản phẩm thịt xông khói chắc chắn rất cao”, ông Minh nói và cho biết, hiện Công ty đã đưa sản phẩm pastfood như giò lụa, giò thủ, xúc xích, chân giò xông khói, patê gan, patê thịt… vào hệ thống siêu thị phía Bắc. Trong năm 2010, Công ty cũng sẽ đưa ra thị trường sản phẩm đồ hộp dành cho người thu nhập thấp.

Với những thành công ban đầu, ông Minh cho biết, thời gian tới, Phú An Sinh sẽ hướng tới hai mục tiêu chính. Đó là, tung ra thị trường dòng sản phẩm rẻ tiền, dùng cho người lao động có thu nhập thấp, những dòng sản phẩm phục vụ cho người người đi biển, những hộ dân miền núi, đồng thời nghiên cứu để đưa ra thị trường dòng sản phẩm “độc đáo”, như gà hầm sâm, chả giò ếch, chả giò cá tằm...

Nhận định về tiềm năng của thị trường thực phẩm chế biến sẵn, ông Minh cho biết, là rất tiềm năng. “Mặc dù trên thị trường tràn ngập thực phẩm ngoại, nhưng Phú An Sinh nói riêng và doanh nghiệp chế biến thực phẩm gia súc gia cầm nói chung vẫn có thể cạnh tranh rất tốt”, ông Minh tự tin và cho rằng, việc nắm rõ truyền thống, khẩu vị, thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam của các doanh nghiệp thực phẩm trong nước là những lợi thế mà doanh nghiệp nước ngoài không thể có.

“Hơn nữa, nhu cầu thịt của người Việt Nam còn thấp so với thế giới (bình quân tiêu thụ sản phẩm thịt gà của người dân chỉ hơn 3 kg/người/năm, trong khi ở Mỹ là 30 kg/người/năm, Thái Lan 15 kg/người/năm). Mặt khác, trong chiến lược phát triển con người, Chính phủ sẽ có chính sách khuyến khích người dân ăn thịt gà, uống sữa nhiều hơn… Ngoài ra, một số nước như Nhật, châu Âu không muốn đầu tư ngành giết mổ, họ sẵn sàng mua sản phẩm của mình với giá cao… là những cơ hội lớn cho xuất khẩu thực phẩm chế biến của Việt Nam”, ông Minh nhận định.

(Theo Thanh Vũ // Báo đầu tư)

  • Một dự án, nhiều khát vọng
  • Ông chủ trẻ trên chiếc xe lăn
  • Chuyện làm ăn, làm giàu: Ông chủ nhiệm câu lạc bộ thanh long trái vụ
  • Những "đôi đũa lệch": Hạnh phúc hay bất hạnh?
  • Nữ doanh nhân Bạch Thị Hảo: “Chai lọ dựng… cơ đồ !”
  • Nữ doanh nhân và trách nhiệm xã hội
  • Làm giàu với cây vú sữa bơ hồng
  • Thu tiền tỷ từ việc biến phế liệu thành nguyên liệu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao