Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một dự án, nhiều khát vọng

Ông Nguyễn Công Chánh - tinkinhte.com
Ông Nguyễn Công Chánh
Nguồn lực từ giới kiều bào là không nhỏ, nhưng điều quan trọng là phải kết nối được các nguồn lực này.
 
Đó là trăn trở của doanh nhân Nguyễn Công Chánh khi ông trở về từ San Francisco (California, Mỹ) và đặt nhiều niềm tin vào những dự án sắp tới tại Việt Nam. Điều mà ông Chánh tâm huyết hiện nay là tạo nguồn tài chính cho các hộ nông dân, tiểu thương trong nước tổ chức sản xuất, cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này.

“Chúng tôi sẽ tạo mọi điều kiện để giúp những hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn, nhằm cải thiện cuộc sống”, đó là thông điệp mà ông Chánh gửi vào chương trình “tài chính vi mô” (hay còn gọi là “tín dụng vi mô”). Trên cơ sở này, nhóm hoạt động cộng đồng Hướng Việt (TrustViet Foundation) của ông Chánh và các cộng sự đã cùng Công ty TNHH Tư vấn Phát triển Cộng đồng Khang Quốc triển khai Dự án “Cổng gọi nguồn trực tuyến cho chương trình phát triển cộng đồng”. Theo đó, việc kêu gọi nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đều được thực hiện qua cổng thông tin Nhịp cầu nhân ái và TrustViet (www.nhipcaunhanai.org và www.trustviet.org).

Trước khi thực hiện dự án trên, thông qua chương trình “giảm nghèo”, doanh nhân Nguyễn Công Chánh đã cùng với Tổ chức phi lợi nhuận của Canada là GoodWillLoan Microfund (GWL) phát triển chương trình “tài chính vi mô”. Thật ra, ở châu Mỹ La tinh và khu vực Nam Á, tín dụng vi mô phát triển khá phổ biến, nhưng tại Việt Nam, vẫn còn tập trung nhiều ở khu vực phía Bắc.

Ông Nguyễn Công Chánh cho rằng, để huy động được nguồn vốn tài trợ cho chương trình tín dụng vi mô, nhóm phát triển cộng đồng đã phải vận động công dân từ nhiều quốc gia (khoảng 25 USD/người)”. Số tiền này sẽ được chuyển vào một tài khoản độc lập, không ai được can thiệp. Sau đó, tổ chức của ông sẽ chọn lựa các đối tác ở Việt Nam để cho mượn lại với hình thức không lãi suất (khác với các ngân hàng chuyên về tài chính vi mô, họ sẽ trực tiếp cho người có nhu cầu vay với lãi suất cố định).

Hiện nhóm tài chính vi mô do ông Nguyễn Công Chánh làm trưởng nhóm đã ký với Công ty Tư vấn Phát triển cộng đồng Bình Minh (Hà Nội), qua đó, hơn 15.000 tiểu thương, hộ nông dân vay vốn (mức tối đa 7 triệu đồng/người) với lãi suất 10%/năm. Để vay được nguồn vốn này, người vay phải lập thành nhóm (khoảng 5 người) và đây được xem như  “chứng từ và tài sản” đảm bảo.

Khi được hỏi, với lãi suất như vậy, liệu có cao so với người nghèo? (vì theo nhiều phân tích, chương trình tài chính vi mô sẽ dùng thuật tính toán về thời hạn cho vay để người vay có cảm giác lãi suất thấp). Ông Chánh khẳng định, mức lãi suất mà đối tác ở Việt Nam áp dụng thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Cụ thể, tại Philippines, mức lãi suất khoảng 30%, Ấn Độ là 25%. Với ông Chánh, mọi thứ trong cuộc sống đều có giới hạn, chương trình tài chính vi mô cũng vậy, nếu tổ chức huy động và cho vay tự ý vượt khỏi những quy định chung, sẽ chẳng còn ai tài trợ, cũng như cho mượn vốn.

“Chính vì thế, cứ sau một năm, tất cả hoạt động của chúng tôi phải báo cáo lại cho những ai đã từng cho mượn tiền. Mọi thứ đều thực hiện công khai trên mạng”, ông Chánh nói và cho biết, khi triển khai mô hình tài chính vi mô, nhóm của ông luôn gặp phải những trở ngại từ các thành phần “cho vay nóng”, bởi thị trường của họ ngày càng bị thu hẹp. Do đó, đa số các đối tác của Hướng Việt là các tổ chức có mối quan hệ với chính quyền địa phương (Hội Phụ Nữ, Hội Nông dân…) và đây cũng là cách để đảm bảo được nguồn vốn mà Hướng Việt cho mượn sẽ đi đúng địa chỉ.

Theo báo cáo của nhóm công tác, năm 2009, tỷ lệ các hộ vay hoàn trả lại tiền là 98%. Với Dự án “cổng gọi nguồn trực tuyến”, ông Chánh mong muốn, số tiền gây quỹ trong vòng 5 năm tới sẽ lên đến 100 triệu USD, chủ yếu để phục vụ các lĩnh vực: kinh tế, giáo dục và từ thiện. “Sở dĩ tôi phải làm như vậy là để ‘nuôi sống’ và duy trì các hoạt động cộng đồng”, ông Chánh thẳng thắn.

Khi quyết định lập Dự án “cổng gọi nguồn trực tuyến”, ông Nguyễn Công Chánh và các cộng sự không chỉ dừng ở mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của nhiều người, mà còn chia sẻ các nguồn tài trợ cho lĩnh vực giáo dục. Thực tế, ông Chánh đã có nhiều năm gắn bó với giáo dục Việt Nam và là một trong những cổ đông sáng lập hệ thống giáo dục Úc Châu và Việt – Mỹ. Tuy nhiên, điều mà một “doanh nhân về hưu”, một người xa xứ như ông quan tâm hơn vẫn là những cơ hội, những giá trị gia tăng mà mình mang lại cho nền giáo dục ở quê nhà. Đã hơn 7 năm qua, ông và những người bạn trong Hướng Việt trích lợi nhuận từ việc kinh doanh riêng để tài trợ cho hơn 350 học bổng đại học (20 USD/suất/tháng/4 năm) và gần 800 học bổng cho bậc trung, tiểu học (5-10 USD/suất/tháng).

Tuy nhiên, để nâng chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, vấn đề không chỉ đơn thuần nằm ở tài chính, mà phải kết hợp nhiều giải pháp. Trong đó, nên kiểm soát chặt chẽ việc mở mới các cơ sở giáo dục đại học và tăng cường du học sinh thông qua giới kiều bào.

Ông Chánh đặt vấn đề: “Tôi tin chắc rằng, trong 4 triệu Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài, không ai không có thân nhân tại Việt Nam. Chỉ cần mỗi gia đình nuôi một du học sinh bằng cách tạo điều kiện cho họ về nơi lưu trú, hay nói đúng hơn là chỗ ăn, chỗ ở, thì 10-15 năm sau, Việt Nam sẽ có bao nhiêu du học sinh? Vấn đề của Chính phủ là có cơ chế ưu đãi cho du học sinh trở về nước làm việc. Đây cũng là bài toán phát triển của Hàn Quốc, Đài Loan trong nhiều năm qua”.

(Theo Hàn Nguyên // Báo đầu tư)

  • Ông chủ trẻ trên chiếc xe lăn
  • Chuyện làm ăn, làm giàu: Ông chủ nhiệm câu lạc bộ thanh long trái vụ
  • Những "đôi đũa lệch": Hạnh phúc hay bất hạnh?
  • Nữ doanh nhân Bạch Thị Hảo: “Chai lọ dựng… cơ đồ !”
  • Nữ doanh nhân và trách nhiệm xã hội
  • Làm giàu với cây vú sữa bơ hồng
  • Thu tiền tỷ từ việc biến phế liệu thành nguyên liệu
  • Một Việt kiều trồng 1.000 ha mía
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao