Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Một bàn tay, nhiều ý chí

Trở về từ chiến trường với mức thương tật 2/4, mất một bàn tay bởi đạn pháo, lại bị nhiễm chất độc dioxin nhưng ông Quách Công Lịch đã tiên phong nhận 27 ha đồi trọc, biến nó thành trang trại rừng xanh tốt, trở thành tấm gương về ý chí cho bà con xã miền núi cao Phượng Nghi, huyện Như Thanh, Thanh Hóa noi theo.

Ông Quách Công Lịch - Ảnh Chinhphu.vn

Chúng tôi đến thăm ông Quách Công Lịch mà tên thân mật mà bà con yêu mến gọi là Ba Lịch vào một buổi chiều lạnh giá của núi rừng, khi đó ông cũng mới đi tuần rừng về, vẫn bộ quần áo dạ mang đậm chất lính với mũ và giày bộ đội cùng cây dao đi rừng bên hông.

Vợ ông nói đó là thói quen thường ngày, mỗi sáng ông đều đi lên rừng từ lúc 6h30, đến tận trưa có khi đến nửa chiều mới về.

Ông tâm sự, năm 1991 ông xuất ngũ về quê. Ông nhận thấy nguồn lợi rừng ở quê hương rất giàu nhưng những cánh rừng xanh tốt cứ lần lượt bị đốn hạ để bán lâm sản, để trồng nương rẫy, chỉ với củ khai sắn cứu đói hay chỉ dùng để chăn thả trâu bò. Điều ấy ông Ba Lịch băn khoăn, trăn trở trước cảnh gia đình quê hương nghèo đói cứ bám diết trong khi tài nguyên quê hương lại bị bỏ hoang, tàn phá.

Thật may là vào thời điểm năm 1993, nhà nước có chính sách giao đất giao rừng, nhiều ha rừng màu mỡ, xanh tốt đã được giao tận tay cho người dân quản lý. Những diện tích đất trống, đồi trọc không ai nhận. Khi đó ông nhìn thấy tiềm năng trên những đồi núi trọc xơ xác nên động viên vợ mình cùng nhận 27 ha đất đồi trọc và số rừng nguyên sinh để bảo vệ.

Những ngày đầu gian nan, cơ cực giữa mảnh đất hoang vu không mấy người qua lại khiến nhiều lúc hai vợ chồng gục ngã nhưng ông vẫn động viên người vợ thủy chung của mình, “chỉ cần vẫn còn sức khỏe và 3 bàn tay còn lại, thì khổ mấy hai vợ chồng ta cũng vượt qua được”.

Thế là chỉ với hai con trâu và một bò được cấp khi ngày xuất ngũ, ông cùng vợ mắc võng, dựng lều tạm giữa khu đồi hoang chưa người ở để gây dựng cơ ngơi sống nhờ vào số gạo trợ cấp 13kg/tháng và tiền phụ cấp 180 ngàn đồng của thương binh. Những ngày đầu ông vừa chăn thả trâu, bò vừa rào chắn, khoanh vùng đất đai, cuốc gốc cây, vỡ đất rừng chỉ bằng một bàn tay, đến tối về mắc võng trên hai cây khế ngủ giữa khu đồi hoang.

Với suy nghĩ phải lấy ngắn nuôi dài, những loại cây kinh tế được ông đưa vào trồng đầu tiên, như cây sắn, ngô và lúa nương. Rồi ông đi nhiều nơi tìm kiếm các gốc, chét cây Luồng về trồng xen kẽ trên đất trồng sắn và tiếp tục mở thêm nhiều diện tích đất hoang để trồng Keo. Rồi mình ông đi nhiều nơi vào sâu hơn trong rừng tìm kiếm, xin gỗ dựng nhà.

Biến sỏi đá thành cơm

Sau bao vất vả ban đầu, đất rừng đã trả công cho ý chí người thương binh vượt khó.

Ông thu hoạch số luồng đầu tiên cho giá trị hơn 3 triệu đồng, vào thời điểm 1996. Để tận dụng thiên nhiên, ông bắt đầu lựa thế cải tạo các dòng suối thành ao nuôi cá, với diện tích lên đến 6.000m2 ao cá và ruộng lúa cá kết hợp. Nuôi thêm đàn vịt trên trăm con, cùng gà thả vườn, gà nuôi nhốt lấy trứng.

Đến nay trang trại hàng năm cho lãi trên 30 - 50 triệu đồng. Hiện  ông Ba Lịch còn phát triển thêm khu vườn cây ăn quả với hơn 200 gốc xoài, gần 100 gốc vải, nuôi thêm bầy mật và thỏ.

Vào những lúc thời vụ cao điểm ông thường xuyên phải thuê thêm người làm, thường từ 8  đến 10 người, vì một mình sức ông giờ không thể kham nổi. Ông còn để cho rừng sinh thái tự nhiên phục hồi, giờ đã rất xanh tốt và được ông thường xuyên chăm sóc, bảo vệ. Kết quả ấy khiến bà con nhân dân khâm phục và học hỏi noi theo.

Tuy ở tuổi 62, sức khỏe giảm sút, công việc gia đình bận rộn nhưng tinh thần của người lính Cụ Hồ trong ông không vì thế mà mất đi. Ông vẫn thường xuyên tham gia công tác chính quyền tại địa phương, góp sức gìn giữ an ninh trật tự làng xóm, trở thành người có uy tín được bà con rất tin yêu. Những ai muốn học cách làm ăn, trồng rừng, ông đều chỉ bảo tận tình và giúp đỡ về vật chất và tinh thần.

Ông Nguyễn Quang Huy, Chủ tịch UBND xã Phượng Nghi, huyện Như Thanh, Thanh Hóa cho biết, dù là một bệnh binh, bị mất một bàn tay nhưng ông Ba Lịch chính là một tấm gương “thương binh tàn nhưng không phế”, sống nhiệt tình, sống trách nhiệm với bà con, lao động tốt liên tục được nhận bằng khen nông dân sản xuất giỏi của huyện.

Nhằm giúp đỡ công việc gia đình và bà con trong xóm đi lại dễ dàng ông tự thuê máy móc làm đường qua đồi, nối với con đường lớn của xã mới được dải nhựa, giờ đây xe máy hay xe tải nhỏ có thể chạy thẳng được vào tận nhà. Ngoài ra ông còn tự bỏ tiền góp sức cùng bà con kéo đường điện về cho bà con ở xóm có điện sinh hoạt và sản xuất, cải thiện đời sống. 

Tâm sự với ông Ba Lịch, chúng tôi biết được ông không chỉ bị thương binh mất hẳn bàn tay mà còn bị nhiễm chất độc dioxin. Ba đứa con lần lượt ra đời nhưng cứ lần lượt bỏ vợ chồng ông ra đi. Ông cùng với vợ vượt lên nỗi đau cùng cực đó và lấy niềm vui với kinh tế trang trại để an ủi tuổi già của người lính và giúp bà con nhân dân cùng làm giàu xây dựng quê hương giàu đẹp.

Ông tâm niệm: "Tôi chỉ muốn tự lao động bằng chính sức mình, bớt đi gánh nặng cho nhà nước và giúp đỡ cho bà con được nhiều hơn nữa".

(Theo Sao Chi // Tin Chính phủ)

  • Đánh giày... xây được nhà lầu
  • Nữ đại gia tài chính xứ Nghệ
  • Ba người Việt được vinh danh nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu
  • Giàu bất ngờ nhờ nhím giống
  • Giàu lên từ nuôi cá theo hướng công nghiệp
  • Từ con nợ trở thành tỉ phú
  • Người “gieo mầm” nghề cá
  • Chàng SV 'ai ti' và ý tưởng chống trộm xe máy bằng điện thoại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao