Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ông chủ Lai ép trấu thành củi

Anh Lai bên máy ép trấu thành củi. Ảnh: Tiểu Bảo.

Trần Đình Lai, 35 tuổi, ở thôn An Xuân (Quảng An, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) là cha đẻ của những chiếc máy ép trấu thành củi, làm giàu cho bản thân và giúp nhiều người có việc làm.

Xưởng máy của anh Lai đang phải chạy tối ngày để đáp ứng nhu cầu củi của người dân trong vùng. Sinh ra tại vùng quê thuần nông Quảng Điền, nhưng từ nhỏ, anh Lai đã có niềm đam mê với máy khoan, máy cắt ở các xưởng trong thôn. Năm 1994, anh theo học nghề cơ khí tại TP Huế. Có tay nghề cùng với niềm đam mê, có bao nhiêu tiền dành dụm được anh Lai dốc vào việc chế tạo các loại máy móc đơn giản như máy nước, máy khoan, máy bơm...

Năm 1999, anh Lai liều mở xưởng riêng. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm kinh doanh, đơn hàng ít, vật tư thiếu, thợ lành nghề khó kiếm nên xưởng không duy trì được lâu. Năm 2003, anh Lai lăn lộn học nghề ở hàng loạt xưởng cơ khí tại Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Cà Mau...

Sau khi tầm sư học đạo, anh Lai trở về quê với nhiều ý tưởng. Ban đầu, anh định chế tạo máy gặt đập liên hợp, nhưng điều kiện không cho phép. Một lần đạp xe rong ruổi về quê ngoại, thấy trấu đổ chất thành đống, trải dài cả mấy cây số đường làng, anh chợt nảy ra ý tưởng chế tạo loại máy có thể giúp biến trấu thành củi.

Nghĩ là làm, năm 2009, anh dốc sức vào chế tạo máy dựa trên nguyên lý hoạt động của máy ép, dạng trục vít có khuôn . Sau nhiều tháng mày mò, cuối cùng chiếc máy của anh Lai cho ra mẻ củi đầu tiên từ nguyên liệu trấu. Công nghệ ép này không cần chất kết dính, nhưng vẫn tạo thành thỏi cứng tự nhiên.

Chỉ cần cho 1,1kg trấu vào máy sẽ cho ra 1kg củi , mỗi thanh củi dài khoảng 40 cm, đường kính 78 cm. Lợi nhuận từ việc kinh doanh củi trấu cũng khá hấp dẫn. Cứ mỗi kilôgam củi được bán ra, sau khi trừ các khoản chi phí đầu vào, anh Lai lãi ròng 350 đồng. Dây chuyền ép trấu thành củi của anh Lai tạo ra 200 kg củi mỗi giờ. Một ngày lợi nhuận anh Lai thu về khoảng 500 nghìn đồng. Hiện, dây chuyền của Lai đang thu hút 10-15 nhân công, tận dụng được nguồn chất đốt bị lãng phí, góp phần bảo vệ môi trường.

Ông chủ Lai đang hối hả với chồng giấy tờ đăng ký nghiệm thu và bảo hộ sản phẩm tại Sở Công Thương tỉnh TT-Huế. Anh cho biết dù chưa quảng bá nhưng với giá chỉ 32 triệu đồng/ dây chuyền, máy ép trấu đã có nhiều người đặt hàng trước.

“Tôi dự định sẽ mở một nhà máy ép củi trấu ở thị trấn Sịa với dây chuyền sản xuất 3 tấn/ ngày, trước mắt đáp ứng nhu cầu của người dân trong khu vực, tạo việc cho hàng trăm thanh niên”, anh Lai nói.

(Theo Quách Tiểu Bảo // Tienphong Online)

  • Vua dế với khát vọng làm giàu
  • Công bố 10 Doanh nhân trẻ xuất sắc TP.HCM 2010
  • Một nông dân muốn mua tin thời tiết để trồng khoai
  • Cô gái "đi bằng tay" và chặng đường làm bà chủ
  • Làm giàu trên chính mảnh đất quê hương
  • Nông dân chế tạo bộ phụ kiện phun thuốc đa năng
  • Tân giám đốc điều hành S-Fone từng làm cho Qualcomm
  • Đem lại giá trị cho trái bần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao